Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chè Shan Tuyết Mộc Châu mở rộng chỉ dẫn địa lý

Chè Shan Tuyết Mộc Châu mở rộng chỉ dẫn địa lý
Ngày đăng: 09/07/2015

Theo ông Đỗ Như Vưu - Chủ tịch Hội Sản xuất, chế biến và kinh doanh chè, huyện Mộc Châu (Sơn La) - khi chè Shan Tuyết chưa đăng ký CDĐL thì giá bán cũng như giá trị sản phẩm đem lại rất thấp. Từ năm 2012, sản phẩm được cấp bằng bảo hộ độc quyền CDĐL. Sự công nhận và bảo hộ của nhà nước là yếu tố thuận lợi cho địa phương trong việc quy hoạch và phát triển vùng đặc sản chè Shan Tuyết.

Bên cạnh đó, Sở Khoa học & Công nghệ tỉnh Sơn La và các cơ quan hữu quan đã tích cực hướng dẫn, hỗ trợ địa phương triển khai áp dụng mô hình quản lý, sử dụng và phát triển CDĐL cho sản phẩm chè. Địa phương đã thiết lập được một số công cụ quản lý CDĐL; xây dựng và chuẩn hóa được quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc chè Shan Tuyết; xây dựng và vận hành được quy chế kiểm soát chất lượng, sử dụng nhãn mác cho các sản phẩm mang CDĐL trong nước.

Đáng mừng hơn, sau khi được cấp bằng bảo hộ độc quyền về CDĐL, giá trị sản phẩm chè được nâng lên rõ rệt. Giá thu mua chè búp tươi tăng từ 3.500 - 4.000 đồng/kg năm 2012 lên 6.000 - 6.500 đồng/kg năm 2015. Thậm chí, giá bán hiện tại của các sản phẩm có bao bì mang CDĐL Mộc Châu đều cao hơn từ 1,7 – 2 lần so với sản phẩm cùng loại không có bao bì nhãn mác.

Dù vậy, sau một thời gian triển khai, công tác quản lý khai thác và phát triển CDĐL cho sản phẩm chè vẫn còn nhiều bất cập. Nhận thức của đa số người lao động trong vùng bảo hộ về lợi ích lâu dài của CDĐL còn hạn chế; chưa biết hợp tác chặt chẽ trong việc khai thác các giá trị do CDĐL mang lại.

Việc sử dụng nhãn mác trong lưu thông sản phẩm chè Shan Tuyết được bảo hộ CDĐL mới chỉ thực hiện được ở quy mô rất nhỏ và dừng ở bước thí điểm đối với chè nội tiêu. 90% sản phẩm chè hiện nay tiêu thụ ở thị trường nước ngoài do chưa được bảo hộ nên chỉ được coi là sản phẩm thô. Để khắc phục những hạn chế, tồn tại này, theo ông Vưu, cần hỗ trợ đẩy mạnh tuyên truyền, tập huấn, đào tạo nâng cao trình độ giúp lao động và người trồng chè. Bên cạnh đó, các cấp chính quyền cần bổ sung, sửa đổi hoàn thiện hệ thống văn bản về CDĐL trong nước và nước ngoài.

Hiệp hội Chè Mộc Châu- Sơn La đề nghị Cục Sở hữu trí tuệ và các tổ chức quốc tế quan tâm, hỗ trợ triển khai thực hiện bảo hộ CDĐL sản phẩm tại thị trường nước ngoài, góp phần nâng cao thương hiệu và giá trị sản phẩm chè Shan Tuyết - Mộc Châu.


Có thể bạn quan tâm

Duy trì phát triển cây ca cao theo hướng bền vững Duy trì phát triển cây ca cao theo hướng bền vững

Tháng 2-2011, Dự án Phát triển ca cao chứng nhận UTZ chính thức khởi động tại Bến Tre thông qua sự hỗ trợ của tổ chức Helvetas Việt Nam.

19/11/2015
Nghiên cứu, lai tạo giống cây trồng cho nông dân Nghiên cứu, lai tạo giống cây trồng cho nông dân

Năm 2003, sau khi được thành lập, Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật nông nghiệp Lâm Đồng tập trung ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô trên các đối tượng cây trồng chính như: khoai tây, dâu tây, các giống hoa cắt cành và giống địa lan phù hợp với điều kiện tự nhiên của tỉnh.

19/11/2015
Mưa lớn kéo dài hoành hành lúa đông xuân Mưa lớn kéo dài hoành hành lúa đông xuân

Do ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài nên nhiều diện tích lúa mới xuống giống của nông dân khu vực đầu nguồn huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) bị thiệt hại, có diện tích người dân phải sạ lại, khiến chi phí sản xuất tăng cao.

19/11/2015
Diệt chuột bảo vệ mùa màng Diệt chuột bảo vệ mùa màng

Mùa lũ 2015, mực nước trên đồng thấp là điều kiện cho chuột sinh sôi, nảy nở tràn lan.

19/11/2015
Cần có thêm cửa hàng rau an toàn trên địa bàn tỉnh Tây Ninh Cần có thêm cửa hàng rau an toàn trên địa bàn tỉnh Tây Ninh

Người nông dân trồng các loại rau theo yêu cầu của cửa hàng, bảo đảm số lượng cung cấp; ngược lại, phía cửa hàng RAT phải bao tiêu sản phẩm mà người trồng rau sản xuất ra theo kế hoạch đã thống nhất với giá cao hơn rau sản xuất đại trà.

19/11/2015