Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chế Biến Chè Sạch Quy Mô Hộ Gia Đình

Chế Biến Chè Sạch Quy Mô Hộ Gia Đình
Ngày đăng: 12/07/2012

"Chúng tôi tự hào là những người trồng chè có tiếng trong vùng, nhưng mấy năm gần đây, do yêu cầu của thị trường về sản phẩm chè sạch, chè có phẩm cấp cao, việc chế biến thủ công truyền thống đã không thể đáp ứng nổi yêu cầu này nên giá bán ra thị trường thấp." Một nông dân cho biết.

Năm 2007, Cục Chế biến Nông lâm sản và Nghề muối kết hợp với tỉnh Phú Thọ triển khai xây dựng mô hình chế biến chè sạch quy mô hộ tại Hương Xạ, với mục tiêu hỗ trợ thiết bị chế biến chè và chuyển giao quy trình công nghệ sản xuất chè nguyên liệu theo tiêu chuẩn chè an toàn và chế biến chè sạch bằng dây chuyền thiết bị công nghệ. Đối tượng là các hộ nghèo trồng chè trong xã và các hộ trồng chè khác có nhu cầu chế biến chè búp tươi.

Chè được chế biến bằng một hệ thống máy đồng bộ, đúng tiêu chuẩn ngành chè, không dùng phụ gia và hoá chất. Để sản phẩm đảm bảo sạch, những hộ trồng chè đều phải sản xuất theo quy trình sạch. Có nghĩa là phải sạch từ đất, nước, giống, sử dụng phân bón và thuốc BVTV hợp lý, đảm bảo đủ thời gian cách ly quy định và dùng những loại thuốc BVTV có trong danh mục. Dù khó nhưng người dân rất phấn khởi thực hiện. Họ nhận thức rằng đây chính là con đường duy nhất và bền vững để cây chè mang lại thu nhập cao cho người nông dân.

Sau một năm thực hiện, kết quả đạt được đã làm cho người nông dân vui khôn xiết: 1kg chè sạch khô sau khi sao, vò bằng máy tính ra chỉ hết có 15.550 đồng, trong khi đó nếu sấy thủ công thì cũng phải chi hết 14.050 đồng. Tuy chi phí cho sấy chè bằng máy cao hơn sấy thủ công 1.500 đồng/kg, nhưng bù lại, giá bán của chè sấy bằng máy được từ 30-35 ngàn đồng/kg so với chè sấy thủ công chỉ 20-25 ngàn đồng/kg, cao hơn 10 ngàn đồng. Đặc biệt là sấy chè sạch bằng máy, sản phẩm ra lò đến đâu đều bán hết đến đấy. Như vậy, về hiệu quả kinh tế, sấy chè bằng máy cao hơn nhiều so với sấy thủ công.

Nếu mô hình này được nhân rộng, sẽ góp phần hình thành nên những vùng sản xuất chè sạch chuyên canh, với chất lượng cao và ổn định, đó cũng là góp phần vào xây dựng một nền nông nghiệp sạch, bền vững, thị trường mang lại thu nhập ổn định cho người nông dân. Tuy nhiên, có một điều người dân thấy băn khoăn là, giá trị chiếc mấy sấy còn đắt so với thu nhập của người dân hiện nay. Chính vì vậy, nhà nước cần có một chính sách hỗ trợ người dân mua máy sấy.


Có thể bạn quan tâm

Môi trường chính sách như vậy, đầu tư nông nghiệp thành công là dũng cảm lắm Môi trường chính sách như vậy, đầu tư nông nghiệp thành công là dũng cảm lắm

Nếu không có những chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển ngành, trong đó giải quyết các vấn đề về hạ tầng giao thông, cơ sở hạ tầng giúp doanh nghiệp giảm chi phí, thì rất khó để các nhà đầu tư rót vốn vào nông nghiệp.

03/10/2015
Cà phê, cao su xuất khẩu đua nhau sụt giảm Cà phê, cao su xuất khẩu đua nhau sụt giảm

Là hai mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực nhưng suốt 9 tháng đầu năm nay, trị giá xuất khẩu cà phê, cao su lại không ngừng sụt giảm.

03/10/2015
Trà olong gặp nạn, dân trồng hoang mang Trà olong gặp nạn, dân trồng hoang mang

Hơn 2.000 tấn trà của các doanh nghiệp tại Lâm Đồng hiện đang tồn kho không thể xuất đi Đài Loan được khiến cho đầu ra của trà olong đang gặp nhiều khó khăn.

03/10/2015
Mỗi năm Việt Nam đổ bỏ 4.000 tỷ đồng tiền cám Mỗi năm Việt Nam đổ bỏ 4.000 tỷ đồng tiền cám

Với 45 triệu tấn lúa sản xuất mỗi năm, theo tính toán của một chuyên gia, chỉ tính riêng chiết xuất dầu và cám, Việt Nam đã có thể thu về 4.000 tỷ đồng/năm. Nhưng Việt Nam đang lãng phí nguồn thu này...

03/10/2015
Săn lươn đồng xa Săn lươn đồng xa

Dù mức lũ thấp, nhưng dân nghèo vẫn bám víu nghề đặt lọp lươn giống để mưu sinh.

04/10/2015