Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Châu Thành (Tây Ninh) trồng cây trôm cho thu nhập khá

Châu Thành (Tây Ninh) trồng cây trôm cho thu nhập khá
Ngày đăng: 07/08/2015

Những năm trước đây, cây lúa và cây mì được anh Minh lựa chọn để gieo trồng nhưng lợi nhuận mang lại không cao. Qua tìm hiểu trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhận thấy trôm là loại cây dễ trồng, anh Minh nhanh chóng liên hệ với Hội Nông dân xã Biên Giới để tìm hiểu và xuống tận Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh để mua cây giống về trồng.

Đến tháng 8.2012, trên 7.000m2 đất, ông Minh trồng 600 cây trôm. Chỉ sau 2 năm chăm sóc, cây trôm cho thu hoạch và mang về hiệu quả khá cao.

Tháng 8.2014, lần đầu tiên mở miệng lấy mủ trôm, ông Minh chỉ chọn thu hoạch mũ 100 cây lớn, 500 cây còn lại tiếp tục được anh chăm sóc.

Mỗi cây trôm lấy được khoảng 100g mủ/ngày, với giá thành ổn định ở mức 100.000 đ/kg mủ tươi, 300.000 đ/kg mủ khô, chỉ sau 4 tháng thu hoạch, ông Minh thu về được khoảng 60 triệu đồng/100 cây.

Những tháng đầu năm 2015, ông Minh tiếp tục mở miệng khai thác mũ thêm 200 cây. Ông Minh cho biết, loại cây này rất giống cây cao su, nhưng giá thành mủ lại cao hơn, thu hoạch rất dễ dàng, cây con ít bị chết và chế độ chăm sóc cũng không quá tốn kém, hiệu quả kinh tế khá cao.

Cây trôm có thể thu hoạch được 10 tháng/năm, lấy mủ vào buổi chiều, khi đang lấy mủ nếu gặp trời mưa thì cũng ít ảnh hưởng đến chất lượng mủ.

Ông Trần Quốc Khánh- Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Biên Giới cho biết, cây trôm đang được Hội Nông dân xã khuyến khích trồng vì loại cây này phù hợp với thổ nhưỡng của vùng đất biên giới, đến nay toàn xã đã nhân rộng được 13 ha, dự tính sẽ còn tăng lên trong thời gian tới.


Có thể bạn quan tâm

Phát Triển Bền Vững Bưởi Đặc Sản Đoan Hùng Phát Triển Bền Vững Bưởi Đặc Sản Đoan Hùng

Thực hiện dự án phát triển cây bưởi đặc sản, huyện Đoan Hùng (Phú Thọ) đã phối hợp với các ngành chức năng đưa ra nhiều giải pháp nhằm ổn định diện tích và nâng cao năng suất, chất lượng quả.

27/12/2013
Gầy Dựng Lại Mô Hình Nuôi Heo An Toàn Sinh Học Gầy Dựng Lại Mô Hình Nuôi Heo An Toàn Sinh Học

Đầu tư trang trại nuôi heo lớn kết hợp xây dựng hầm chứa biogas, rồi lại dùng gas chạy máy phát điện nghiền thức ăn, chiếu sáng, tắm heo… giúp tiết kiệm chi phí. Đó là cách làm của anh Lê Tấn Hải (thị trấn Ba Chúc, Tri Tôn, An Giang) với mô hình nuôi heo an toàn sinh học (ATSH).

08/12/2013
Nông Dân Tân Phú Đông Làm Giàu Nhờ Trồng Sả Nông Dân Tân Phú Đông Làm Giàu Nhờ Trồng Sả

Thời gian gần đây, người trồng sả ở huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) rất phấn khởi do giá sả liên tục ổn định ở mức cao, nhiều hộ thu lợi nhuận tới 150 triệu đồng/ha/năm. Chính vì vậy, từ đầu năm 2013 đến nay, diện tích trồng sả ở địa phương liên tục tăng, hiện đạt gần 450ha.

27/12/2013
Hiệu Quả Từ Mô Hình Trồng Khoai Cao Trên Đất Lúa Hiệu Quả Từ Mô Hình Trồng Khoai Cao Trên Đất Lúa

Nhằm nâng cao hiệu quả canh tác trên vùng đất pha cát nhẹ ven chân núi Ba Thê, nông dân thị trấn Óc Eo (Thoại Sơn - An Giang) đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Trong đó, phải kể đến mô hình trồng khoai cao xen canh với lúa, vừa mang lại lợi nhuận cao vừa có tác dụng cải tạo đất hiệu quả.

08/12/2013
Nuôi Gà An Toàn Sinh Học Hiệu Quả Cao Và Bền Vững Với Môi Trường Nuôi Gà An Toàn Sinh Học Hiệu Quả Cao Và Bền Vững Với Môi Trường

Những năm gần đây, phong trào chăn nuôi phát triển mạnh trên địa bàn xã Yên Trạch (Cao Lộc - Lạng Sơn). Đặc biệt, mô hình nuôi gà theo hướng an toàn sinh học đã mở ra cơ hội mới cho người dân, vừa đem lại lợi nhuận cao, vừa góp phần bảo vệ môi trường.

27/12/2013