Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chất nào cấm sử dụng trong chăn nuôi

Chất nào cấm sử dụng trong chăn nuôi
Ngày đăng: 10/11/2015

Luật sư Nguyễn Hồng Bách (Công ty Luật Hồng Bách) trả lời:

Ngày 4.9.2014, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Thông tư số 28/2014/TT-BNNPTNT ban hành “Danh mục hóa chất, kháng sinh cấm nhập khẩu, sản xuất kinh doanh và sử dụng trong thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm tại Việt Nam”; ngoài Clenbuterol và Salbutamol (chất tạo nạc) còn có 20 loại kháng sinh hóa chất khác như:

Chloramphenicol, Carbuterol, Dimetridazole… Để biết thông tin chi tiết, các bạn tham khảo thông tư trên.

Người sử dụng chất cấm trong thức ăn chăn nuôi sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 36 Nghị định số 119/2013/NĐ-CP ngày 9.10.2013 của Chính phủ.

Theo đó:

a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi nông hộ;

b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi trang trại.

Bên cạnh đó còn buộc nuôi dưỡng vật nuôi đến khi kiểm tra không còn tồn dư chất cấm mới được phép xuất bán hoặc giết mổ; tiêu hủy vật nuôi trong trường hợp tái phạm...

Riêng đối với việc sử dụng chất tạo nạc, Bộ NNPTNT ban hành văn bản riêng (Thông tư số 57/2012/TT-BNNPTNT “Quy định việc kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm các chất cấm thuộc nhóm Beta-agonist trong chăn nuôi”).

Theo đó, nếu mẫu kiểm tra dương tính với các chất cấm thuộc nhóm Beta-agonist (bao gồm: Clenbuterol, Salbutamol và Ractopamine) thì ngoài các hình thức xử phạt vi phạm hành chính theo quy định nêu trên, còn buộc cơ sở chăn nuôi phải ngừng ngay việc sử dụng các tác nhân gây dương tính chất cấm và phải tiếp tục nuôi đàn gia súc, gia cầm đến khi kiểm tra lại có kết quả âm tính mới được xuất bán;

Buộc cơ sở giết mổ tiêu hủy toàn bộ gia súc, gia cầm hoặc tiếp tục nuôi nhốt các loại vật nuôi khi có kết quả kiểm tra âm tính với các chất cấm mới được giết mổ và đưa ra thị trường tiêu thụ; buộc thu hồi và tiêu hủy toàn bộ sản phẩm… thông báo công khai các tổ chức, cá nhân vi phạm trên phương tiện thông tin đại chúng…

Luật sư Nguyễn Hồng Bách (Công ty Luật Hồng Bách) trả lời:

Ngày 4.9.2014, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Thông tư số 28/2014/TT-BNNPTNT ban hành “Danh mục hóa chất, kháng sinh cấm nhập khẩu, sản xuất kinh doanh và sử dụng trong thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm tại Việt Nam”; ngoài Clenbuterol và Salbutamol (chất tạo nạc) còn có 20 loại kháng sinh hóa chất khác như: Chloramphenicol, Carbuterol, Dimetridazole…

Để biết thông tin chi tiết, các bạn tham khảo thông tư trên.

Người sử dụng chất cấm trong thức ăn chăn nuôi sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 36 Nghị định số 119/2013/NĐ-CP ngày 9.10.2013 của Chính phủ.

Theo đó:

a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi nông hộ;

b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi trang trại.

Bên cạnh đó còn buộc nuôi dưỡng vật nuôi đến khi kiểm tra không còn tồn dư chất cấm mới được phép xuất bán hoặc giết mổ; tiêu hủy vật nuôi trong trường hợp tái phạm...

Riêng đối với việc sử dụng chất tạo nạc, Bộ NNPTNT ban hành văn bản riêng (Thông tư số 57/2012/TT-BNNPTNT “Quy định việc kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm các chất cấm thuộc nhóm Beta-agonist trong chăn nuôi”).

Theo đó, nếu mẫu kiểm tra dương tính với các chất cấm thuộc nhóm Beta-agonist (bao gồm: Clenbuterol, Salbutamol và Ractopamine) thì ngoài các hình thức xử phạt vi phạm hành chính theo quy định nêu trên, còn buộc cơ sở chăn nuôi phải ngừng ngay việc sử dụng các tác nhân gây dương tính chất cấm và phải tiếp tục nuôi đàn gia súc, gia cầm đến khi kiểm tra lại có kết quả âm tính mới được xuất bán;

Buộc cơ sở giết mổ tiêu hủy toàn bộ gia súc, gia cầm hoặc tiếp tục nuôi nhốt các loại vật nuôi khi có kết quả kiểm tra âm tính với các chất cấm mới được giết mổ và đưa ra thị trường tiêu thụ; buộc thu hồi và tiêu hủy toàn bộ sản phẩm… thông báo công khai các tổ chức, cá nhân vi phạm trên phương tiện thông tin đại chúng…


Có thể bạn quan tâm

Cánh đồng lớn từng bước nâng cao thương hiệu gạo Việt Cánh đồng lớn từng bước nâng cao thương hiệu gạo Việt

Đối chứng giữa nông dân thực hiện mô hình “Cánh đồng lớn” và nông dân sản xuất theo tập quán thông thường, tính trung bình qua 3 vụ sản xuất, nông dân tham gia mô hình “Cánh đồng lớn” giảm 11,2% chi phí phân bón; giảm gần 10% chi phí canh tác (làm đất, bơm nước, giặm lúa, thu hoạch) và giảm 5,9% tổng chi phí nên tổng thu nhập tăng 8,2%, lợi nhuận tăng 35,2%.

31/07/2015
Ða canh trên đất cà chua Ða canh trên đất cà chua

Nhà nông Trịnh Văn Tùng (thôn Nam Hiệp 1, xã Ka Đô, Đơn Dương, Lâm Đồng) chọn biện pháp sản xuất đa canh nhiều loại rau khác trên đất trồng cây cà chua truyền thống, tạo ra chuỗi giá trị nông phẩm thông thương đầu vào - đầu ra...

31/07/2015
Trồng chè theo quy trình sạch hướng đi bền vững Trồng chè theo quy trình sạch hướng đi bền vững

Những lô hàng chè xuất khẩu kém chất lượng bị trả lại thời gian qua ở một số địa phương trong cả nước đã khiến giá chè bị sụt giảm mạnh, từ 4.700 đồng/kg xuống còn 3.600 đồng/kg (tháng 6). Người trồng chè Nghệ An cũng gặp nhiều khó khăn, trong khi đó, hạn hán đang đe dọa tới năng suất.

31/07/2015
Cây giống xuất vườn Cây giống xuất vườn

Gia Lai đang vào mùa mưa-mùa trồng mới các loại cây dài ngày như: Cà phê, tiêu, keo lai, bạch đàn... Đi cùng nhu cầu cây giống trồng mới của nông dân, các chủ vườn ươm giống cây trồng trên địa bàn tỉnh cũng đang xuất cây giống...

31/07/2015
Hơn 300 ha lúa thoi thóp trong nước lũ Hơn 300 ha lúa thoi thóp trong nước lũ

Chiều 31/7, tại huyện đảo Vân Đồn, trời vẫn mưa như trút. Theo Phòng NN-PTNT Vân Đồn, toàn huyện có 313 ha lúa non vừa cấy bị ngập úng.

01/08/2015