Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chất Lượng Rau Trồng Theo Phương Pháp Hữu Cơ

Chất Lượng Rau Trồng Theo Phương Pháp Hữu Cơ
Ngày đăng: 31/05/2013

Trong khi nhiều vùng sản xuất rau an toàn trên địa bàn TP Hà Nội lo lắng về việc tiêu thụ sản phẩm, mô hình sản xuất rau hữu cơ tại huyện Sóc Sơn lại có đầu ra tương đối ổn định, thậm chí không có hàng để bán. Theo các hộ nông dân, bí quyết để rau trồng theo phương pháp hữu cơ (rau hữu cơ) có đầu ra ổn định là chất lượng sản phẩm phải đảm bảo.

Thu nhập ổn định

Chị Hoàng Thị Vì, thôn Bái Thượng, xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn là hộ có thâm niên trong việc trồng rau an toàn tại địa phương. Tuy nhiên, một thời gian hàng ngày chị vẫn phải gánh rau ra chợ bán với giá khá bấp bênh, lên xuống tùy theo thị trường. Năm 2009, chị Vì quyết định tham gia nhóm sản xuất rau hữu cơ Ánh Dương, xã Thanh Xuân. Chị cho biết, từ khi chuyển sang trồng rau hữu cơ, giá bán rau ổn định hơn rất nhiều, vì được ký hợp đồng tiêu thụ cho cả năm. Với diện tích gần 3 sào rau hữu cơ, thu nhập bình quân của chị Vì đạt hơn 3 triệu đồng/tháng.

Cũng giống như chị Vì, nhiều thành viên trong nhóm sản xuất rau hữu cơ Bái Thượng rất phấn khởi tham gia mô hình này, bởi thu nhập ổn định. Nhóm hiện có 8 thành viên với diện tích 7.700m2, trồng tất cả các loại rau theo mùa vụ. Năng suất rau vụ xuân hè đạt 2,3 - 2,5 tấn/tháng, vụ thu đông khoảng 3 - 3,5 tấn/tháng. Chị Nguyễn Thị Nhung, trưởng nhóm rau hữu cơ Bái Thượng cho biết, trồng rau hữu cơ giảm được 1/3 chi phí vật tư đầu vào như thuốc bảo vệ thực vật, phân bón so với sản xuất rau thông thường nên hiệu quả sản xuất cao. Thu nhập bình quân của các thành viên trong nhóm đạt 3 triệu đồng/người/tháng.

Mô hình trồng rau hữu cơ được đưa về ứng dụng tại xã Thanh Xuân từ năm 2008 dưới sự hỗ trợ của T.Ư Hội Nông dân Việt Nam và Dự án phát triển nông nghiệp châu Á của Đan Mạch (ADDA). Đến nay, toàn xã Thanh Xuân có 9 nhóm sản xuất rau hữu cơ với diện tích 6ha. Ngoài xã Thanh Xuân, một số xã khác trên địa bàn huyện Sóc Sơn cũng đang phát triển mô hình trồng rau hữu cơ như Đông Xuân, Xuân Giang... với tổng diện tích đạt trên 20ha. Đây là hướng đi tạo việc làm hiệu quả và mang lại thu nhập ổn định cho người nông dân.

Kiểm soát chặt chất lượng rau

Trong khi nhiều vùng rau an toàn của Hà Nội đang lay lắt tìm đầu ra cho sản phẩm thì tại các vùng rau hữu cơ của huyện Sóc Sơn, việc tiêu thụ sản phẩm khá dễ dàng. Đơn cử, tại nhóm rau hữu cơ Bái Thượng toàn bộ sản phẩm được Công ty CP Hà Nội Organic Roots ký hợp đồng tiêu thụ. Giá bán rau hữu cơ hiện nay bình quân đạt 14.000 đồng/kg, cao hơn 7.000 - 8.000 đồng so với rau thông thường. "Để có được đầu ra ổn định, chúng tôi phải tuân thủ tuyệt đối quy trình sản xuất rau hữu cơ, chất lượng sản phẩm luôn phải đảm bảo an toàn" - chị Nhung chia sẻ.

Theo ông Lê Minh Quyền, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Thanh Xuân, hiện sản lượng rau hữu cơ toàn xã đạt 20 tấn/tháng. Toàn bộ 100% sản phẩm được các công ty trên địa bàn Hà Nội thu mua như: Công ty CP Hà Nội Organic Roots, Công ty CP Nông sản ngon, Tâm Đạt, Ecomart… Ngoài ra, để đẩy mạnh đầu ra cho rau hữu cơ, hàng tháng, Hội Nông dân xã Thanh Xuân còn phối hợp với các nhóm sản xuất và doanh nghiệp tổ chức các tour du lịch tham quan và mua sản phẩm ngay tại ruộng sản xuất.

Hiện nay nhu cầu tiêu dùng sản phẩm rau hữu cơ của thị trường rất lớn. Chính vì vậy, xã Thanh Xuân đang mở rộng thêm 4 nhóm sản xuất rau hữu cơ với diện tích 6 ha tại thôn Chợ Nga, dự kiến sẽ cho sản phẩm vào tháng 9 tới. Tuy nhiên, theo ông Quyền, việc mở rộng không triển khai ồ ạt mà phải làm từng bước, trong đó điều quan trọng nhất là phải đảm bảo chất lượng rau. Chính vì vậy, Hội Nông dân xã, huyện cũng đang tích cực triển khai tập huấn, hướng dẫn nông dân kỹ thuật sản xuất rau hữu cơ và kiểm soát chặt chẽ chất lượng sản phẩm.


Có thể bạn quan tâm

Ứng Dụng VietGAP Trong Nuôi Trồng Thủy Sản Điều Kiện Cần, Đủ Và Cấp Thiết Ứng Dụng VietGAP Trong Nuôi Trồng Thủy Sản Điều Kiện Cần, Đủ Và Cấp Thiết

Tổng Cục Thủy sản vừa phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng tổ chức hội thảo “Ứng dụng VietGAP trong phát triển nuôi thủy sản bền vững tại Việt Nam”. Đây là dịp để những người làm công tác quản lý liên quan đến nguồn lợi thủy sản của các địa phương trao đổi, thảo luận về việc ứng dụng bộ tiêu chuẩn VietGAP (thực hành nuôi thủy sản tốt Việt Nam) trong nuôi trồng thủy sản.

04/12/2014
Phải Tăng Gấp Đôi Sản Lượng Thủy Sản Nuôi Để Đáp Ứng Nhu Cầu Phải Tăng Gấp Đôi Sản Lượng Thủy Sản Nuôi Để Đáp Ứng Nhu Cầu

Năm 2030, ngân hàng thế giới (WB) dự kiến Châu Á chiếm 70% nhu cầu thủy sản. Báo cáo của Viện Tài nguyên Thế giới chỉ ra sản lượng thủy sản toàn cầu cần gấp đôi để đáp ứng nhu cầu trong đó tăng trưởng bền vững sản lượng nuôi và các trại nuôi cũng rất quan trọng.

16/07/2014
Gian Nan Thử Sức Gian Nan Thử Sức

Có thể nói, 2014 được xem là năm nhiều khó khăn, thách thức đối với nền kinh tế tỉnh ta. Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2011- 2013 đạt thấp so với mục tiêu kế hoạch, nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước hạn chế, nợ đọng trong xây dựng cơ bản nhiều…

16/07/2014
Tiếp Cận Tiếp Cận "Chuỗi Sản Xuất" Để Nâng Hiệu Quả VietGAP Trong Thủy Sản

Vừa qua, tại TP. Sóc Trăng, Hội Nghề cá Việt Nam (VINAFISH) phối hợp với Tổng cục Thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội thảo “Ứng dụng VietGAP trong phát triển nuôi thủy sản bền vững tại Việt Nam” nhằm tìm ra giải pháp tốt nhất để phát triển VietGAP trong nuôi trồng thủy sản.

04/12/2014
Cà Phê Dính Bệnh “Chạm Là Rụng Quả” Cà Phê Dính Bệnh “Chạm Là Rụng Quả”

Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Lâm Đồng Lại Thế Hưng cho biết các dấu hiệu cho thấy cây cà phê bị nhiễm nấm hồng (Corticium salmonicolor) do sau một thời gian Lâm Đồng có mưa kéo dài và lượng ánh sáng mặt trời giảm mạnh. Cà phê bị nhiễm nấm hồng không thể chữa được mà chỉ có thể cắt cành để hạn chế lây lan.

16/07/2014