Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chật Chội Dịch Vụ Hậu Cần Trên Biển

Chật Chội Dịch Vụ Hậu Cần Trên Biển
Ngày đăng: 14/10/2014

Những năm gần đây, số lượng tàu thuyền làm nghề khai thác ở vùng biển xa bờ của Bình Thuận đang ngày càng phát triển. Tuy nhiên, dịch vụ hậu cần trên biển cho ngư dân (tiếp nhiên liệu, lương thực, thực phẩm, thu mua hải sản) vẫn chưa đáp ứng được so với nhu cầu thực tế. Điều này ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả của những chuyến đánh bắt cũng như ngành thủy sản của địa phương.

Theo ước tính, bình quân mỗi năm sản lượng khai thác hải sản của Bình Thuận đạt khoảng 170.000 – 175.000 tấn các loại. Để nâng cao hiệu quả khai thác, những năm qua ngư dân Bình Thuận ngày càng chú trọng đến việc đầu tư đóng mới tàu thuyền công suất lớn vươn khơi bám biển.

Các tàu thuyền làm nghề dịch vụ hậu cần trên biển cho ngư dân cũng phát triển theo. Ngoài việc tiếp nhiên liệu, hàng hóa, lương thực, thực phẩm cho ngư dân ngay ở ngư trường, đội tàu làm dịch vụ hậu cần còn thực hiện thu mua hải sản của các tàu thuyền khai thác khác. 

Anh Đỗ Văn Thanh – chủ vựa cá Bích Thanh (chợ cá Cồn Chà - Cảng cá Phan Thiết) cho biết, trước đây để phục vụ cho việc đánh bắt cá, anh Thanh đã đầu tư đóng mới nhiều tàu thuyền công suất lớn, khai thác ở tuyến khơi và luôn tìm kiếm, mở rộng các ngư trường đánh bắt. Ở vùng khơi xa, tàu thuyền có thể đánh bắt được các loại hải sản lớn có giá trị kinh tế hơn so với gần bờ, lợi nhuận sau những chuyến biển ấy cũng khá cao.

Tuy nhiên, khi khai thác xa bờ anh nhận thấy, ở vùng khơi xa, dịch vụ hậu cần trên biển còn nhiều hạn chế, vì vậy năm 2009 anh đã chuyển 3 tàu sang làm dịch vụ thu mua hải sản của ngư dân. Mỗi năm 3 chiếc tàu này thu mua khoảng 2.000 tấn hải sản các loại của tàu thuyền khai thác trên biển.

Theo ông Huỳnh Quang Huy – Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Bình Thuận: “Hơn 5 năm trở lại đây, đội tàu làm dịch vụ hậu cần trên biển của Bình Thuận đã phát triển khá nhanh. Hiện toàn tỉnh có khoảng 150 tàu thuyền đăng ký làm nghề dịch vụ hậu cần trên biển, trong đó nhiều nhất là Phú Quý với khoảng 100 chiếc.

Về cơ bản, hoạt động của các đội tàu hậu cần khá hiệu quả, giúp cho những chuyến biển của ngư dân có thể kéo dài thêm thời gian. Song, trên thực tế, dịch vụ hậu cần của Bình Thuận chưa đáp ứng được kỳ vọng của ngư dân.

Trong số 150 tàu thuyền đăng ký làm nghề dịch vụ hậu cần thì chỉ một số ít (5 chiếc) là thu mua tất cả các loại hải sản, còn lại chỉ thu mua chuyên về một loại mặt hàng nào đó”. Điều này đã ảnh hưởng đến việc vươn khơi bám biển của ngư dân, bởi những chuyến đánh bắt ngoài khơi xa thường phải kéo dài nhiều ngày, có chuyến kéo dài cả tháng hoặc lâu hơn.

Ông Nguyễn Thanh Bình - một ngư dân ở phường Bình Tân - thị xã La Gi cho biết: Chi phí cho một chuyến biển có khi phải mất hàng trăm triệu đồng, chủ yếu là phí tổn nhiên liệu. Nếu tàu ra vào nhiều lần thì vừa tốn thêm tiền dầu vừa tốn thời gian. Hơn nữa, do ngư dân vẫn chưa tiếp cận được với công nghệ bảo quản hải sản mới nên khi tàu vào bờ, giá trị hàng hóa giảm đi một phần.

Nhằm tháo gỡ khó khăn trên, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ cho ngư dân như: hỗ trợ nhiên liệu, bảo hiểm thuyền viên, bảo hiểm thân tàu, máy thông tin liên lạc.

Đối với phát triển dịch vụ hậu cần trên biển, thời gian qua Chi cục Thủy sản đã tích cực tìm  kiếm đối tác, cá nhân, đơn vị nhằm mở rộng hoạt động dịch vụ này. Đồng thời tuyên truyền, vận động các tàu thuyền thành lập các tổ đoàn kết, tương trợ lẫn nhau trong khai thác, thu mua, tiếp nhiên liệu. Ông Huỳnh Quang Huy cho biết thêm, việc làm này đã được Chi cục Thủy sản tiến hành trong nhiều năm nay và thu được hiệu quả khá tốt.

Cùng với đó, với việc Nghị định 67 ngày 7/7/2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản có hiệu lực, hứa hẹn ngành thủy sản các địa phương, trong đó có đội tàu làm dịch vụ hầu cần sẽ được tạo đà phát triển nhanh hơn.


Có thể bạn quan tâm

Trăn trở đầu ra cho cây ấu tẩu ở Cao Mã Pờ Trăn trở đầu ra cho cây ấu tẩu ở Cao Mã Pờ

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đang chú trọng phát triển cây dược liệu. Ấu tẩu cũng được xem là một loại dược liệu sẵn có ở địa phương. Trong đó, nơi trồng nhiều và chất lượng củ tốt phải kể đến xã Cao Mã Pờ (Quản Bạ).

08/08/2015
Đồng Văn cải tạo tầm vóc đàn dê Đồng Văn cải tạo tầm vóc đàn dê

Nhằm cải tạo giống dê địa phương có trọng lượng nhỏ (tối đa chỉ từ 25-30 kg), và đang dần bị thoái hóa giống. Để đẩy mạnh phát triển đàn gia súc, tăng thu nhập giúp người dân XĐGN theo Nghị quyết của Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2015 – 2020 đề ra, huyện Đồng Văn đã xây dựng và thực hiện Phương án cải tạo đàn dê với mục tiêu nâng cao tầm vóc, trọng lượng của dê.

08/08/2015
Giá tiêu tăng, nông dân lo mất trộm Giá tiêu tăng, nông dân lo mất trộm

Giá liên tục tăng khiến phong trào trồng hồ tiêu đang diễn ra ồ ạt. Sự khan hiếm nguồn cung đã dẫn đến nạn trộm cắp dây tiêu giống, gây thiệt hại lớn cho các chủ vườn...

08/08/2015
Nông dân lai tạo thành công giống vịt xiêm Nông dân lai tạo thành công giống vịt xiêm

Năm 2010, anh Nguyễn Hữu Lợi tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm nuôi vịt xiêm Pháp, rồi mạnh dạn mua 100 con vịt xiêm Pháp ở Trường Đại học Cần Thơ về và lai tạo với vịt xiêm giống ở miền Bắc, để nuôi thử nghiệm

22/10/2015
Thu lãi 100 triệu đồng/ha ngô ngọt Thu lãi 100 triệu đồng/ha ngô ngọt

Theo Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Tân Yên (Bắc Giang), vụ thu đông năm nay, nông dân các xã trong huyện liên kết với một số công ty chế biến nông sản trong và ngoài tỉnh trồng 100 ha ngô ngọt bằng các giống Việt Thái và Sugar 75.

22/10/2015