Chất cấm trong chăn nuôi tràn lan vì chế tài chưa nghiêm

Theo quy định hiện hành, nếu có một con heo bị phát hiện nuôi bằng chất cấm, người chăn nuôi sẽ bị phạt 15 triệu đồng và nếu bị phát hiện 1.000 con heo nuôi bằng chất cấm, thì mức phạt đối với một trang trại cũng không thay đổi, chỉ là 15 triệu đồng.
Bất cập của quy định về xử lý sai phạm trong ngành chăn nuôi được ông Phan Minh Báu, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Đồng Nai, nêu ra với báo giới vào ngày 22-10 xung quanh vấn đề chất cấm trong chăn nuôi.
Hiện ba chất tạo nạc có bán trên thị trường là sabutamol, ractopamine, clenbuterol, trong đó sabutamol là chất được sử dụng phổ biến nhất tại Việt Nam.
Ông Báu cho biết, theo quy định hiện nay, mức phạt hành chính đối với những hộ dân nuôi heo bằng chất cấm chưa có tính răn đe nên mới có chuyện người chăn nuôi sử dụng chất cấm, chất tạo nạc trong chăn nuôi và Đồng Nai là một trong những điểm nóng về vấn đề này.
Điều bất cập khác, theo Sở NN&PTNT Đồng Nai, là trước đây Bộ NN&PTNT xem chất tạo nạc mà người chăn nuôi dùng là chất cấm, nhưng chính cách xử lý hiện nay, ở một góc độ nào đó, lại chỉ xem chất tạo nạc như một chất được sử dụng có điều kiện.
Lý giải điều này, ông Báu cho biết, theo quy định hiện hành, khi phát hiện heo có chất cấm mà cụ thể là chất tạo nạc, người chăn nuôi phải nuôi tiếp 1-2 tuần để chất cấm đào thải hết rồi mới được bán ra thị trường.
Điều đó giống như xem chất tạo nạc là một chất có sử dụng có điều kiện, nên mỗi khi có đoàn kiểm tra là có thể phát hiện có chất tạo nạc trong heo.
Tuy nhiên, theo ông Báu, trước đây số mẫu phát hiện có chất cấm tại các hộ dân, trang trại chăn nuôi là từ 15-20% nhưng nay do sự kiểm tra của sở nông nghiệp nên tỷ lệ vi phạm đã giảm xuống chỉ còn khoảng 3-4% số mẫu kiểm tra.
Tháng trước, đoàn thanh tra của Bộ NN&PTNT đã có những đợt thanh kiểm tra để lấy mẫu kiểm tra và phát hiện heo nuôi của một số công ty lớn đóng trên địa bàn Đồng Nai có nuôi bằng chất tạo nạc.
Ngay sau khi có thông tin này, giá heo hơi trên thị trường có những biến động nhất định, và hiện dao động quanh mức 42.000 - 45.000 đồng/kg tại Đồng Nai.
Có thể bạn quan tâm

Dự án được áp dụng theo quy trình GAP gồm: Lựa chọn địa điểm xây dựng đìa nuôi; thiết kế và xây dựng đìa nuôi; cách chọn ao nuôi tôm chân trắng; kỹ thuật lựa chọn giống và thả nuôi; quản lý thức ăn cho tôm chân trắng; quản lý sử dụng thuốc kháng sinh, hóa chất và chế phẩm sinh học; quản lý ao nuôi; quản lý sức khỏe tôm nuôi; quản lý nước thải và chất thải; thu hoạch và bảo quản sản phẩm…

Vụ đông xuân năm nay khuyến nông cơ sở đã khuyến cáo nông dân gieo mạ đúng kỹ thuật, làm vòm che phủ nilon cho 100% diện tích mạ gieo, đưa nước vào vừa đủ giữ chân ấm thân cây mạ, nhờ đó toàn bộ 150 mẫu mạ TL6 của Đồng Nguyên không diện tích nào bị chết rét.

Cơ quan đảm trách nghề tôm cá Thái Lan vừa hoàn tất kế hoạch chiến lược trong đó chú trọng áp dụng công nghệ kỹ thuật sạch trong nuôi trồng và sản xuất tôm cũng như các sản phẩm tôm có chất lượng để tăng cường xuất khẩu.

Thông tin thịt lợn nhiễm chất siêu nạc tạm lắng thì dịch lợn tai xanh lại bùng phát khiến mặt hàng này rớt giá thê thảm.

Theo kết quả theo dõi, rầy nâu trưởng thành vào đèn trên địa bàn TP đã ghi nhận từ đêm 09/08/2011 đến 14/08/2011 mật số rầy vào đèn khá cao, 12.460 con/bẫy/đêm ở Nhật Tân – Bình Chánh, bằng ½ cùng kỳ năm 2010 (24.600 con/bẫy/đêm)