Chất cấm trong chăn nuôi tràn lan vì chế tài chưa nghiêm

Theo quy định hiện hành, nếu có một con heo bị phát hiện nuôi bằng chất cấm, người chăn nuôi sẽ bị phạt 15 triệu đồng và nếu bị phát hiện 1.000 con heo nuôi bằng chất cấm, thì mức phạt đối với một trang trại cũng không thay đổi, chỉ là 15 triệu đồng.
Bất cập của quy định về xử lý sai phạm trong ngành chăn nuôi được ông Phan Minh Báu, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Đồng Nai, nêu ra với báo giới vào ngày 22-10 xung quanh vấn đề chất cấm trong chăn nuôi.
Hiện ba chất tạo nạc có bán trên thị trường là sabutamol, ractopamine, clenbuterol, trong đó sabutamol là chất được sử dụng phổ biến nhất tại Việt Nam.
Ông Báu cho biết, theo quy định hiện nay, mức phạt hành chính đối với những hộ dân nuôi heo bằng chất cấm chưa có tính răn đe nên mới có chuyện người chăn nuôi sử dụng chất cấm, chất tạo nạc trong chăn nuôi và Đồng Nai là một trong những điểm nóng về vấn đề này.
Điều bất cập khác, theo Sở NN&PTNT Đồng Nai, là trước đây Bộ NN&PTNT xem chất tạo nạc mà người chăn nuôi dùng là chất cấm, nhưng chính cách xử lý hiện nay, ở một góc độ nào đó, lại chỉ xem chất tạo nạc như một chất được sử dụng có điều kiện.
Lý giải điều này, ông Báu cho biết, theo quy định hiện hành, khi phát hiện heo có chất cấm mà cụ thể là chất tạo nạc, người chăn nuôi phải nuôi tiếp 1-2 tuần để chất cấm đào thải hết rồi mới được bán ra thị trường.
Điều đó giống như xem chất tạo nạc là một chất có sử dụng có điều kiện, nên mỗi khi có đoàn kiểm tra là có thể phát hiện có chất tạo nạc trong heo.
Tuy nhiên, theo ông Báu, trước đây số mẫu phát hiện có chất cấm tại các hộ dân, trang trại chăn nuôi là từ 15-20% nhưng nay do sự kiểm tra của sở nông nghiệp nên tỷ lệ vi phạm đã giảm xuống chỉ còn khoảng 3-4% số mẫu kiểm tra.
Tháng trước, đoàn thanh tra của Bộ NN&PTNT đã có những đợt thanh kiểm tra để lấy mẫu kiểm tra và phát hiện heo nuôi của một số công ty lớn đóng trên địa bàn Đồng Nai có nuôi bằng chất tạo nạc.
Ngay sau khi có thông tin này, giá heo hơi trên thị trường có những biến động nhất định, và hiện dao động quanh mức 42.000 - 45.000 đồng/kg tại Đồng Nai.
Có thể bạn quan tâm

Với 200 cặp chim bồ câu sinh sản, mỗi năm gia đình chị Nguyễn Thị Kim, xóm Đèo Khê, xã Tân Kim (Phú Bình) thu nhập được khoảng 80 triệu đồng từ bán chim bồ câu thương phẩm.
Nhằm kịp thời ngăn ngừa, phát hiện và xử lý các trường hợp vi phạm sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, ngành thú y tỉnh Vĩnh Long đã và đang kiểm tra tại các hộ, cơ sở chăn nuôi, các điểm kinh doanh thức ăn chăn nuôi trong toàn tỉnh.

Khi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đạt thỏa thuận, những ai quan tâm đều hiểu rằng hội nhập đang ngấp nghé ở sân nhà. Nếu TPP có hiệu lực (dự kiến cuối năm 2017 hoặc đầu 2018), thuế nhập khẩu các mặt hàng chăn nuôi sẽ dần trở về 0%.

UBND tỉnh Phú Yên vừa có văn bản gửi Bộ NN-PTNT đề nghị bộ này hỗ trợ cho tỉnh 20.000 liều vắc xin lở mồm long móng (LMLM) tuýp O, A và 20.000 lít thuốc sát trùng Benkocide để phòng và chống dịch LMLM đang xảy ra trên địa bàn.

Bình Dương thực hiện đề án “Thí điểm xây dựng vùng an toàn dịch bệnh đối với gia súc và gia cầm, giai đoạn 2015 - 2020” với mục tiêu xây dựng vùng an toàn dịch bệnh đối với cúm gia cầm tại các huyện của 5 tỉnh: Bình Dương, Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu và Tây Ninh.