Chanh Tươi Rớt Giá Thê Thảm

Những ngày qua, người trồng chanh ở các tỉnh ĐBSCL “ăn ngủ không yên” vì giá chanh tươi tuột dốc thê thảm. Theo ghi nhận, giá chanh tươi loại 1 ở Long An và Bến Tre chỉ còn 7.000-10.000 đồng/kg, riêng chanh “dạt” chỉ còn hơn 2.000-4.000 đồng/kg.
Các chủ vườn cho biết nguyên nhân chủ yếu là do chanh đang trong mùa thu hoạch nhưng khách hàng Trung Quốc ngưng nhập khẩu, khiến mặt hàng này phải dội ngược lại các chợ trong nước.
Bà Võ Thị Hai, chủ vườn chanh huyện Bến Lức (Long An), chia sẻ: “Lúc cao điểm giá chanh tại vườn đạt 28.000-30.000 đồng/kg, chỉ cần trồng 1ha lãi ròng hơn trăm triệu đồng nhưng thời gian gần đây giá giảm liên tục. Thu hoạch hơn 2 kg chanh mà chỉ mua được 1kg gạo”.
Bà Hai cho biết thêm nhiều vườn chanh ở huyện Đức Huệ (Long An) không muốn thu hoạch vì giá nhân công hái và phí vận chuyển khiến lỗ nặng.
Ở Bến Tre, các chủ vườn chanh ở huyện Giồng Trôm đã tự tìm giải pháp bằng cách, muối chanh đóng vào hộp nhựa, bán với giá 15.000-30.000 đồng/hộp. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là giải pháp trước mắt để tránh tình trạng chanh hỏng vì bán không được giá cả lẫn số lượng.
Tại chợ Đầu mối nông sản thực phẩm Hóc Môn và chợ Đầu mối nông sản nông sản Bình Điền - TP HCM, giá chanh giảm còn 8.000-15.000 đồng/kg thay vì 30.000 - 40.000 đồng/kg như vài tháng trước. Lượng chanh nhập về chợ tăng gấp 2, 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, sức tiêu thụ không cao khiến mặt hàng này ế ẩm.
Có thể bạn quan tâm

Ngành cá tra từng có giai đoạn phát triển mạnh đến khó tin, mỗi hecta có thể đạt cả chục tỷ đồng và đem lại hàng tỷ USD kim ngạch xuất khẩu mỗi năm. Thế nhưng thời “dễ nuôi, dễ ăn” đã nhanh chóng đi qua sau hàng loạt “đợt bão”: giá cá sụt giảm sâu, giá thức ăn tăng, khó tiếp cận vốn vay ngân hàng…

Trong khi các hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm đang tìm mọi cách để hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường từ chất thải của vật nuôi thì người dân xã Yên Hòa (Yên Mỹ - Hưng Yên) đã và đang áp dụng thành công mô hình xử lý chất thải chăn nuôi bằng đệm lót sinh học, giúp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, tiết kiệm chi phí và hạn chế dịch bệnh, mở ra hướng phát triển chăn nuôi bền vững.

Người dân huyện Cư Jút (Đắk Nông) đã gây nuôi thành công cá lăng đuôi đỏ, một loại đặc sản của dòng sông Sêrêpôk, mở ra hướng phát triển kinh tế mới.

Chi cục Bảo vệ Thực vật tỉnh Lâm Đồng và Trung tâm Nông nghiệp huyện Đạ Huoai đã thử nghiệm thành công nhiều giải pháp diệt trừ tình trạng sùng trắng (ấu trùng của bọ hung) hoành hành phá hoại cây trồng, gây thiệt hại cho nhà vườn tại huyện Đạ Huoai trong nhiều năm qua.

Chọn dê đực giống dựa trên dòng giống, khả năng sinh trưởng và phát triển, ngoại hình, tính hăng và đặc biệt là khả năng phối giống thụ thai, phẩm chất đời con sinh ra tốt.