Chăn Nuôi Việt Nam Đang Gặp Khó

Sáng 28/5, tại TP Cao Bằng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp UBND tỉnh Cao Bằng tổ chức hội nghị “Đánh giá thực trạng ngành chăn nuôi hiện nay và định hướng phát triển chăn nuôi 2013 - 2015”.
Đa số đại biểu cho rằng: Thực trạng sản xuất chăn nuôi của nước ta thời gian qua biến động nhiều theo chiều hướng tăng năng suất, sản lượng nhiều hơn tăng quy mô đầu con. Tuy nhiên, dịch bệnh phức tạp, luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát trên diện rộng, gây tâm lý lo ngại với người chăn nuôi và người tiêu dùng sản phẩm; hơn nữa khủng hoảng kinh tế làm giảm sức mua của thị trường thực phẩm khiến người chăn nuôi thua thiệt; giá các nguyên liệu đầu vào, nhất là nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi ngày càng tăng, người chăn nuôi thiếu vốn trong khi lãi xuất tín dụng còn cao…
Phó Cục trưởng chăn nuôi Tống Xuân Chinh cho biết, khu vực trung du và miền núi phía Bắc có thế mạnh về phát triển gia súc ăn cỏ, là nơi lưu giữ, bảo tồn và phát triển nhiều loại vật nuôi bản địa có giá trị kinh tế cao như bò Mông, lợn mán, gà đồi, dê núi…Dù vậy, trong quá trình phát triển chăn nuôi, vùng này cũng bộc lộ những bất cập như chăn nuôi nhỏ lẻ chiếm tỷ trọng cao cả về số lượng đầu con và sản lượng thịt (năm 2011, tỷ lệ chăn nuôi lợn với quy mô từ 1 đến 2 con vẫn chiếm 52 %; chăn nuôi gà với quy mô từ 1 đến 19 con vẫn chiếm 50%); vấn đề kiểm soát dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm, sản phẩm gia cầm nhập lậu qua biên giới hiện hữu trong bối cảnh sản phẩm chăn nuôi rớt giá lâu và sâu.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng Đàm Văn Eng cho biết, ngành chăn nuôi chiếm 30 % tổng giá trị sản xuất nông nghiệp Cao Bằng. Điều trăn trở lớn nhất của Cao Bằng hiện nay là vừa phải quyết liệt ngăn chặn giống gia cầm nhập lậu, vừa chủ động nguồn giống bởi hiện nayCao Bằng chưa có cơ sở sản xuất giống gia cầm và nhân dân vùng biên giới thiếu giống trầm trọng. Để đảm bảo việc phát triển chăn nuôi hiệu quả ổn định, về lâu dài, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ để kêu gọi nhà đầu tư trong nước tổ chức sản xuất giống gia cầm tập trung tại chỗ tại vùng miền núi, biên giới.
Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái Trần Đức Lâm cho rằng, việc phát triển chăn nuôi hiệu quả phải dựa vào phương châm ba chống: chống dịch, chống rét và chống nhập lậu. Theo ông Lâm, những năm vừa qua, số lượng gia súc chết rét gấp hàng chục lần so với chết do dịch. Chính vì vậy cần đẩy mạnh việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người chăn nuôi khu vực trung du miền núi phía Bắc. Để hạn chế việc nhập lậu sản phẩm chăn nuôi không rõ nguồn gốc, phải thực hiện quy hoạch chăn nuôi để cân bằng theo hướng nguồn cung đáp ứng đủ nhu cầu thị trường.
Phó Cục trưởng phụ trách Cục chăn nuôi Nguyễn Xuân Dương nêu rõ: mục tiêu giai đoạn 2013 - 2015 là nhằm tái cơ cấu sản xuất chăn nuôi phù hợp kinh tế thị trường, đáp ứng cơ bản các thực phẩm thiết yếu cho tiêu dùng và nâng cao thu nhập của người nông dân , gắn phát triển chăn nuôi với xây dựng nông thôn mới.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vũ Văn Tám khẳng định, ngành chăn nuôi đang cả nước đang gặp khó khăn. Do chăn nuôi tự phát, giá cao thì tăng đàn ồ ạt dẫn đến giá con giống tăng, giá thấp thì giảm đàn dẫn đến khủng hoảng thiếu. Việc sử dụng chuồng trại chưa hợp lý, không theo quy chuẩn; quản lý giống bất hợp lý; sử dụng thuốc thú y vô tội vạ, thị trường phụ thuộc lớn vào Trung Quốc.
Theo Thứ trưởng Vũ Văn Tám, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang phối hợp với nhiều địa phương nhằm đưa ra biện pháp hữu hiệu. Về nguồn giống chăn nuôi, nhất thiết phải có sự hỗ trợ của Trung ương để cung ứng giống vật nuôi tại chỗ cho các địa bàn vùng sâu, vùng xa. Hiện Bộ có quy định hỗ trợ cho cả những doanh nghiệp tư nhân thực hiện việc sản xuất giống tại các khu vực trên. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tổ chức hội nghị chuyên đề này tại ba khu vực trong cả nước, từ đó thống nhất các giải pháp, định hướng đưa ngành chăn nuôi vượt qua khó khăn, phát triển ổn định.
Có thể bạn quan tâm

Sau hơn 10 năm được tách ra hoạt động độc lập từ Ngân hàng phục vụ người nghèo, đến nay, tổng dư nợ của Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên đã lên tới trên 2,1 nghìn tỷ đồng, với hơn 112 nghìn khách hàng còn dư nợ. Tuy nhiên, trong tổng nguồn vốn này, mới có hơn 1% là của ngân sách địa phương chuyển sang….

Đến thời điểm này, toàn tỉnh đã có xấp xỉ 21 nghìn ha chè, trong đó diện chè thành phẩm chiếm khoảng gần 18 nghìn ha, tăng gần 1 nghìn ha so với năm 2013. Tuy nhiên, năm nay, sản lượng chè búp tươi chỉ đạt khoảng 193 nghìn tấn, thấp hơn 7 nghìn tấn so với kế hoạch đề ra.

Với truyền thống cần cù, chịu khó, bà con nhân dân các thôn đã tích cực phát triển kinh tế, đưa cây chè là một trong những cây chủ lực trong phát triển kinh tế. Diện tích chè của 3 xóm là 56 ha, trong đó có khoảng 40% diện tích đã dược chuyển đổi sang trồng các giống chè cành cho năng suất, chất lượng cao như: LDP1, PH1, Bát Tiên, Phúc Vân Tiên, Kim Tuyên.

Vì là huyện miền núi, nên đàn ong mật tận dụng được nguồn mật từ phấn hoa của các loại cây lâm sản và cây ăn quả dồi dào, đa dạng trên địa bàn, bởi vậy đàn ong mật phát triển tốt, cho lượng mật cao, chất lượng tốt. Theo tính toán của các hộ dân, nếu nuôi 100 đàn ong lấy mật, mỗi năm có thể thu về 60-80 triệu đồng.

Ông Ngô Quốc Cường, Phó bí thư Đảng ủy xã Long Trung (H.Cai Lậy), đồng thời cũng là một nông dân trồng sầu riêng, lại cho rằng giá sầu riêng tuột dốc còn có nguyên nhân do sầu riêng chính vụ chuẩn bị thu hoạch, đồng thời sầu riêng Mong Thong của Thái Lan cũng bắt đầu đưa ra thị trường nên “đụng hàng”. Hiện nhà vườn kêu giá 50.000 đồng/kg nhưng thương lái cũng không mua.