Chăn nuôi Tin chăn nuôi Kỹ thuật chăn nuôi Phòng trị bệnh GSGC Mua bán, rao vặt Công ty Vissan đưa trại chăn nuôi Gò Sao 1 vào hoạt động tại Đức Linh Bình Thuận

Đến dự có ông Huỳnh Đa Trung – Bí thư Huyện ủy Đức Linh, ông Nguyễn Văn Húy – CT.UBND huyện; ông Văn Đức Mười – TGĐ. Công ty TNHH MTV Việt Nam Kỹ Nghệ Súc Sản (VISSAN).
Lễ Công bố mới trại chăn nuôi Gò Sao 1
Với sự đầu tư của Tổng Công ty Thương Mại Sài Gòn (SATRA), đơn vị chủ quản của VISSAN, trại chăn nuôi Gò Sao 1 được xây dựng theo tiêu chuẩn và công nghệ tiên tiến của ngành chăn nuôi.
Vốn đầu tư gần 40 tỷ đồng, diện tích: 8,6 ha; Hệ thống chuồng trại được xây dựng theo công nghệ chuồng kín cho tất cả các loại chuồng;
Hệ thống làm mát; hệ thống biogas xử lý chất thải đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn chăn nuôi tiên tiến. Cơ cấu đàn heo có mặt thường xuyên: 15.700 con; trong đó có 1.200 con heo nái sinh sản và 8.000 heo hậu bị và heo thịt, bao gồm các giống heo:
Landrace, Yorkshire, Duroc có nguồn gốc nhập từ Mỹ. Đây là trại chăn nuôi heo với mô hình khép kín từ khâu nuôi heo giống đến khâu sản xuất heo thịt đảm bảo an toàn dịch bệnh, có khả năng cung cấp mỗi năm hơn 26.000 con heo thịt.
Trại chăn nuôi Gò Sao 1 đã chính thức đi vào hoạt động là một bước trong chiến lược phát triển Công ty VISSAN giai đoạn từ năm 2015 – 2020 về tạo nguồn nguyên liệu heo thịt sạch, ổn định sản xuất, đáp ứng nhu cầu thị trường thịt heo trong nước và xuất khẩu, hướng đến thực hiện truy xuất nguồn gốc.
Đồng thời, tiến tới xây dựng chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn bền vững, cung cấp sản phẩm chất lượng cao, dinh dưỡng, góp phần bình ổn giá cả thị trường thực phẩm và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho cộng đồng. Đây cũng là tiền đề thúc đẩy phát triển ngành chăn nuôi tại huyện Đức Linh nói riêng và tỉnh Bình Thuận nói chung.
Có thể bạn quan tâm

Từ khi Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư Tiền Giang và Trạm Khuyến nông - khuyến ngư huyện Cai Lậy triển khai thí điểm các mô hình ương con theo hướng an toàn sinh học đến nay, các mô hình đã đem lại hiệu quả khả quan.

Theo Ban chỉ đạo bảo hiểm nông nghiệp tỉnh Trà Vinh, tính đến đầu tháng 6-2013, Công ty Bảo hiểm Bảo Minh Trà Vinh đã chi trên 45,5 tỉ đồng để bồi thường thiệt hại cho gần 70 ao nuôi thủy sản tham gia bảo hiểm nông nghiệp (BHNN); trong đó có 40 ao nuôi cá tra diện tích 11,08 ha bị thiệt hại, với số tiền bồi thường 44,85 tỉ đồng; khoảng 30 ao nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng số tiền bồi thường trên 900 triệu đồng...

Đó là mô hình của hộ Nguyễn Văn Mừng (ấp La Ghi, xã Long Vĩnh - Duyên Hải - Trà Vinh). Gia đình có 1 ha đất nuôi tôm, trong đó có 2 công đất là bãi bồi. Hiện ông khai thác 2 công đất vốn không hiệu quả kinh tế này để nuôi vọp.

Thực hiện Đề án giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết 30a của Chính phủ, huyện Lang Chánh đã chỉ đạo trạm khuyến nông huyện triển khai mô hình chăn nuôi lợn Móng Cái sinh sản cho 50 hộ gia đình tại xã Quang Hiến (Thanh Hóa).

Phá thế độc canh con tôm, tận dụng diện tích ao nuôi quanh nhà, nhiều hộ dân trong tỉnh Cà Mau có thêm nguồn thu nhập từ mô hình nuôi cá chẽm. Thức ăn chế biến từ cá chẽm được ưu chuộng tại các tỉnh trong khu vực ĐBSCL, TP. Hồ Chí Minh; vì thế cá chẽm có giá trị cao về kinh tế.