Chăn Nuôi Theo Mô Hình VietGAP

Những năm gần đây, nhiều hộ chăn nuôi của xã Thanh Tân (Kiến Xương - Thái Bình), giàu lên từ vùng chuyển đổi. Trong số đó có gia đình anh Bùi Mạnh Hùng (thôn Tử Tế) mỗi năm thu về hơn 200 triệu đồng tiền lãi nhờ áp dụng chăn nuôi theo mô hình VietGAP.
Năm 1997, anh Bùi Mạnh Hùng đã tiên phong chuyển đổi đất ruộng cơ bản lấy 3.600 m2 đất ruộng trũng để phát triển chăn nuôi. Sau 3 năm đào ao, đắp đất vượt thổ, mảnh đất đã định hình góc cạnh, anh chị bỏ vốn mua mấy con lợn và vịt về nuôi. Vốn nhỏ, lãi ít nhưng sau nhiều năm cứ thế sinh sôi mà lớn dần. Anh chị lại quai bờ lấn ao để mở rộng chuồng trại chăn nuôi lợn, gà, ngan, vịt từ mảnh đất chiêm trũng không ai ngó ngàng giờ đã hình thành khu chuồng trại chăn nuôi hơn 1.000 m2 và gần 2.000 m2 ao chuyên nuôi cá giống. Chị Nguyễn Thị Hà, vợ anh Hùng cho biết: “Hiện nay gia đình đang nuôi 140 con lợn, trong đó có 8 con lợn nái sinh sản, còn lại là lợn thịt và lợn giống. Mỗi tháng xuất ra thị trường 1,5 tấn lợn thịt. Ngoài ra còn có hơn 1.000 con gà lai chọi. Tất cả đều nuôi gối vụ nên lúc nào cũng có nguồn hàng xuất ra thị trường.
Đầu năm 2013, anh cùng các hộ chăn nuôi trong xã Thanh Tân tham gia dự án cạnh tranh chăn nuôi và an toàn thực phẩm theo mô hình VietGAP. Anh Hùng được bầu làm nhóm trưởng. Tham gia dự án, anh được tham dự các lớp tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi theo công nghệ sạch, học hỏi các kinh nghiệm của những chủ trang trại có hiệu quả trong tỉnh và các tỉnh lân cận. Hàng tháng, nhóm chăn nuôi họp một lần để rút kinh nghiệm và trao đổi kỹ thuật. Nhờ thế mà gia đình anh và các hộ chăn nuôi trong thôn Tử Tế đã chuyển đổi từ chăn nuôi manh mún, nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung theo hướng bền vững.
Gần 2.000 m2 ao chuyên kinh doanh cá giống, mỗi năm thu hoạch 3 vụ, thu lãi 10 triệu đồng/vụ. Bên cạnh việc mở rộng quy mô thì việc bảo đảm môi trường chăn nuôi cũng được anh chị chú ý. Hệ thống chất thải được xử lý qua hầm biogas vừa sạch sẽ, tránh mùi hôi thối lại có nguồn khí sinh học làm nhiên liệu phục vụ sinh hoạt cũng như chăn nuôi.
Từ mô hình chăn nuôi theo hướng VietGAP đã giúp nhiều hộ chăn nuôi ở xã Thanh Tân vươn lên thoát nghèo, làm giàu tạo hướng đi mới trong việc xây dựng vùng chăn nuôi bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, đem lại giá trị kinh tế cao và bù đắp một phần tổn thất trong vụ mía vừa qua, trong niên vụ mía 2011-2012, nông dân vùng mía nguyên liệu huyện Phụng Hiệp tập trung phát triển diện tích rau màu ngắn ngày xen với cây mía, đây được xem là mô hình “lấy ngắn nuôi dài” mang lại hiệu quả cao.

Những cơn mưa lớn xuất hiện đột ngột trong những ngày qua làm môi trường ao nuôi tôm biến động, tạo điều kiện thuận lợi cho các loài vi khuẩn, vi-rút phát triển gây bất lợi cho tôm nuôi, đặc biệt ở loại hình nuôi tôm công nghiệp (NTCN). Đồng thời cũng tạo điều kiện cho các loại bệnh lạ xuất hiện và phát sinh trên diện rộng như bệnh gan tụy.

Qua 10 năm đầu tư chăn nuôi heo, chị Nguyễn Dương (thôn Di Đông, xã Phú Hồ, huyện Phú Vang, Thừa Thiên - Huế) rút ra kinh nghiệm: Với điều kiện đất đai, thổ nhưỡng nơi đây, muốn thoát nghèo, làm giàu phải từ chăn nuôi.

Phế thải là nguồn gây ô nhiễm môi trường trầm trọng, việc không xử lý hoặc xử lý rác thải không đúng quy trình, bằng những công nghệ lạc hậu, tốn kém năng lượng và chi phí nhân công đang là trở ngại lớn cho nhiều địa phương

Nuôi heo rừng là mô hình đang được các ngành chức năng nghiên cứu nhân rộng để giúp người dân nhanh chóng thoát nghèo, từng bước vươn lên thành khá giàu.