Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chăn Nuôi Theo Mô Hình VietGAP

Chăn Nuôi Theo Mô Hình VietGAP
Ngày đăng: 13/11/2013

Những năm gần đây, nhiều hộ chăn nuôi của xã Thanh Tân (Kiến Xương - Thái Bình), giàu lên từ vùng chuyển đổi. Trong số đó có gia đình anh Bùi Mạnh Hùng (thôn Tử Tế) mỗi năm thu về hơn 200 triệu đồng tiền lãi nhờ áp dụng chăn nuôi theo mô hình VietGAP.

Năm 1997, anh Bùi Mạnh Hùng đã tiên phong chuyển đổi đất ruộng cơ bản lấy 3.600 m2 đất ruộng trũng để phát triển chăn nuôi. Sau 3 năm đào ao, đắp đất vượt thổ, mảnh đất đã định hình góc cạnh, anh chị bỏ vốn mua mấy con lợn và vịt về nuôi. Vốn nhỏ, lãi ít nhưng sau nhiều năm cứ thế sinh sôi mà lớn dần. Anh chị lại quai bờ lấn ao để mở rộng chuồng trại chăn nuôi lợn, gà, ngan, vịt từ mảnh đất chiêm trũng không ai ngó ngàng giờ đã hình thành khu chuồng trại chăn nuôi hơn 1.000 m2 và gần 2.000 m2 ao chuyên nuôi cá giống. Chị Nguyễn Thị Hà, vợ anh Hùng cho biết: “Hiện nay gia đình đang nuôi 140 con lợn, trong đó có 8 con lợn nái sinh sản, còn lại là lợn thịt và lợn giống. Mỗi tháng xuất ra thị trường 1,5 tấn lợn thịt. Ngoài ra còn có hơn 1.000 con gà lai chọi. Tất cả đều nuôi gối vụ nên lúc nào cũng có nguồn hàng xuất ra thị trường.

Đầu năm 2013, anh cùng các hộ chăn nuôi trong xã Thanh Tân tham gia dự án cạnh tranh chăn nuôi và an toàn thực phẩm theo mô hình VietGAP. Anh Hùng được bầu làm nhóm trưởng. Tham gia dự án, anh được tham dự các lớp tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi theo công nghệ sạch, học hỏi các kinh nghiệm của những chủ trang trại có hiệu quả trong tỉnh và các tỉnh lân cận. Hàng tháng, nhóm chăn nuôi họp một lần để rút kinh nghiệm và trao đổi kỹ thuật. Nhờ thế mà gia đình anh và các hộ chăn nuôi trong thôn Tử Tế đã chuyển đổi từ chăn nuôi manh mún, nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung theo hướng bền vững.

Gần 2.000 m2 ao chuyên kinh doanh cá giống, mỗi năm thu hoạch 3 vụ, thu lãi 10 triệu đồng/vụ. Bên cạnh việc mở rộng quy mô thì việc bảo đảm môi trường chăn nuôi cũng được anh chị chú ý. Hệ thống chất thải được xử lý qua hầm biogas vừa sạch sẽ, tránh mùi hôi thối lại có nguồn khí sinh học làm nhiên liệu phục vụ sinh hoạt cũng như chăn nuôi.

Từ mô hình chăn nuôi theo hướng VietGAP đã giúp nhiều hộ chăn nuôi ở xã Thanh Tân vươn lên thoát nghèo, làm giàu tạo hướng đi mới trong việc xây dựng vùng chăn nuôi bền vững.


Có thể bạn quan tâm

Đậu Phộng Được Mùa Nhưng Khó Tiêu Thụ Đậu Phộng Được Mùa Nhưng Khó Tiêu Thụ

Hiện đang là thời điểm các vùng trồng đậu của tỉnh Quảng Ngãi bước vào mùa thu hoạch rộ. Đậu phộng là loại cây có thể trồng trên đất đồi, đất ruộng, đất bãi ven sông; thời gian thu hoạch ngắn, vốn đầu tư ít và đầu ra tương đối thuận lợi nên nhiều năm qua, bà con nông dân yên tâm mở rộng diện tích.

03/05/2014
Nuôi Cua Đinh Cho Giá Trị Kinh Tế Cao Nuôi Cua Đinh Cho Giá Trị Kinh Tế Cao

Với sự năng động sáng tạo, dám nghĩ dám làm, một số nông dân huyện Phước Long (Bạc Liêu) đã mạnh dạn nuôi các vật nuôi mới. Trong đó, cua đinh là một trong những vật nuôi đem hiệu quả kinh tế khá cao.

06/05/2014
Làm Giàu Từ Đồng Đất Quê Hương Làm Giàu Từ Đồng Đất Quê Hương

Tốt nghiệp THPT, anh Nguyễn Thành Đam, xã Hải Châu (Hải Hậu - Nam Định) thi vào Khoa Kế toán Trường Trung cấp Nông nghiệp Nam Định, rồi liên thông đại học của Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Năm 2003, anh bàn với bố mẹ nhận đấu thầu 3 mẫu đầm nuôi tôm sú và cua.

06/05/2014
Xử Lý Nghiêm Việc Đưa Nước Mặn Vào Vùng Lúa 2 Vụ Để Nuôi Tôm Xử Lý Nghiêm Việc Đưa Nước Mặn Vào Vùng Lúa 2 Vụ Để Nuôi Tôm

Huyện Thới Bình (Cà Mau) vừa thành lập đoàn cán bộ đi khảo sát thực tế về thực trạng người dân ấp 2, xã Tân Lộc tự ý đưa nước mặn vào vùng đất sản xuất lúa 2 vụ để nuôi tôm.

06/05/2014
Tín Hiệu Vui Từ Sản Xuất Cá Tra Tín Hiệu Vui Từ Sản Xuất Cá Tra

Sở NNPTNT Bến Tre, Vĩnh Long cho biết hiện nay cá tra phát triển khá tốt, các cơ sở nuôi đang tiếp tục thả giống. Giá thu mua cá tra nguyên liệu trong tháng tăng nhẹ, dao động từ 24.500-25.500 đồng/kg, người nuôi bắt đầu có lãi.

06/05/2014