Chăn Nuôi Nhỏ Lẻ Khó Sống Thời Hội Nhập

Chiếm 40 - 50% trong tổng sản lượng sản phẩm chăn nuôi của cả nước nhưng chăn nuôi nông hộ lại là đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhất khi nền kinh tế mở cửa, cụ thể là gia nhập Cộng đồng kinh tế chung ASEAN (AEC) vào cuối năm 2015.
Đó là nhận định của ông Tống Xuân Chinh, Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bên lề hội nghị tại TP.HCM ngày hôm nay 13-1-2015 giới thiệu triển lãm quốc tế châu Á về chuyên ngành chăn nuôi, thủy hải sản, chế biến thịt trứng sữa (VIV ASIA 2015) được tổ chức ở Thái Lan vào tháng 3 tới.
Trao đổi với TBKTSG Online, ông Chinh cho rằng khi gia nhập Cộng đồng kinh tế chung ASEAN thì trong ngành chăn nuôi thành phần chịu tác động nhiều nhất là chăn nuôi nông hộ bởi quy mô nhỏ lẻ, chi phí sản xuất lớn, khả năng tiếp cận vốn và thị trường thấp. Trong khi đó sản phẩm chăn nuôi do các hộ kinh doanh nhỏ lẻ đóng góp từ 40 - 50% tổng sản lượng chăn nuôi của cả nước, có lĩnh vực chiếm đến 60% như chăn nuôi trâu, bò...
Trong những chi phí cấu thành giá sản phẩm chăn nuôi như giống, thức ăn chăn nuôi, chi phí quản lý, kiểm soát dịch bệnh.... thì chi phí cho thức ăn chiếm giá trị lớn nhất. Nhưng hiện nay phần lớn nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi của Việt Nam phải nhập khẩu từ nước ngoài, dẫn đến chi phí sản xuất, giá thành thức ăn chăn nuôi cao.
"Để chuẩn bị cho hội nhập, bà con nông dân cần được huấn luyện về quy trình sản xuất để áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn. Điều quan trọng là các hộ này phải liên kết lại với nhau, tham gia các tổ, đội, nhóm, hình thành nên các hợp tác xã để có thể giảm giá thành, tăng tính cạnh tranh. Đây là con đường bắt buộc mà họ phải thực hiện", ông Chinh nói.
VIV Asia là triển lãm quốc tế chuyên ngành về chăn nuôi, thủy hải sản, chế biến thịt, trứng sữa được tổ chức hai năm một lần. VIV Asia 2015 diễn ra ngày 11 đến 13-03-2015 tại Trung tâm triển lãm và thương mại quốc tế Bangkok (BITEC), Bangkok, Thái Lan, do Công ty VNU Exhibitions Europe tổ chức.
Với chủ đề về thịt heo, các hội nghị hội thảo tại VIV Asia 2015 xoay quay kỹ thuật chăn nuôi heo, mối liên hệ giữa marketing trong sản xuất thịt, trứng, hội thảo ngành trứng Châu Á, hội thảo sức khỏe động vật, sức khỏe gia cầm, khí sinh học, công nghệ chế biến sữa. Doanh nghiệp quan tâm có thể đăng ký tham quan triển lãm với đối tác của VNU ở Việt Nam là Công ty VEAS theo địa chỉ: Bà Nguyễn Thị Lam Hà, email: jenny.nguyen@veas.com.vn, điện thoại: 0909991736.
Có thể bạn quan tâm

Huyện đã triển khai trợ giá 4 tấn giống lúa, gồm: Đoàn kết, Sin6, GS9, Thục hưng cho nông dân các xã: Tiên Thành, Mỹ Hưng, Cách Linh và thị trấn Hòa Thuận với định mức 22.000 đồng/kg, tổng trị giá hỗ trợ 88 triệu đồng.

Theo mục tiêu của dự án, đến năm 2020, sẽ có ít nhất 70% các công ty sản xuất chế biến cá tra (nhỏ và vừa) và 30% các hãng sản xuất thức ăn thủy sản tham gia chương trình sử dụng tài nguyên hiệu quả và sản xuất sạch; Ít nhất 50% các DN lớn của Việt Nam cung cấp các sản phẩm thủy hải sản đạt tiêu chuẩn ASC đến châu Âu và các thị trường quốc tế.

Dự án hỗ trợ nhân dân trồng 1 ha cỏ voi tại xã Minh Tâm; triển khai mô hình trồng cỏ voi VA06 tại 2 xã: Thành Công, Ca Thành, thu hút 31 hộ tham gia; tổ chức 2 lớp tập huấn kỹ thuật ủ chua thức ăn gia súc cho 65 học viên; hỗ trợ 864 túi ni lon ủ chua thức ăn và 17 máy thái cỏ cho 5 xã thuộc vùng dự án; hỗ trợ 8 hộ, mỗi hộ 2 triệu đồng để di dời chuồng trại ra khỏi gầm sàn nhà ở.

Mô hình được triển khai thực hiện từ tháng 5-2014, với tổng số 2.000 con gà giống do 20 hộ dân của xã Kim Bình (Chiêm Hóa - Tuyên Quang) thực hiện; Trung tâm Khuyến nông tỉnh và Trạm khuyến nông Chiêm Hóa hỗ trợ 100% giá trị con giống, 50% thức ăn chăn nuôi, vacxin phòng bệnh, thuốc sát trùng chuồng trại…

Toàn tỉnh xảy ra 20 vụ cháy rừng, gây thiệt hại 39,81 ha, trong đó, 14,76 ha rừng tự nhiên; 25,05 ha rừng trồng tại các huyện: Bảo Lâm 5 ha; Hòa An 7,7 ha; Hà Quảng 3,06 ha; Nguyên Bình 6,09 ha; Trùng Khánh; 3,89 ha; Trà Lĩnh 3 ha; Thông Nông 3,61 ha. Nguyên nhân gây ra cháy rừng do thời thiết nắng nóng cục bộ làm lớp thực bì chết khô dẫn đến nguồn vật liệu cháy cao; người dân chưa kiểm soát được nguồn lửa trong trình sản xuất, canh tác ở khu ven rừng.