Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chăn nuôi heo trên nền đệm lót sinh học

Chăn nuôi heo trên nền đệm lót sinh học
Ngày đăng: 08/05/2015

Đây là mô hình ứng dụng công nghệ đơn giản, dễ thực hiện, đặc biệt có “4 không”; không mùi hôi, không khí độc, không cần dọn chất thải và không phải tắm cho heo trong suốt quá trình nuôi. Cải thiện môi trường sống tốt không ô nhiễm, tạo cơ hội phát triển chăn nuôi ngay ở nơi dân cư đông đúc.

Hộ ông Bùi Xuân Mai, ngụ Ấp 3 xã Phạm Văn Cội huyện Củ Chi là một trong bốn điểm thử nghiệm chăn nuôi heo thịt bằng đệm lót sinh học. Ông được hỗ trợ làm một đệm lót cho 20m2 chuồng nuôi heo. Sau thời gian nuôi 3 tháng 15 ngày, mỗi lứa có 10 con, mỗi con khoảng 95 - 100kg, lợi nhuận thu được từ 4.000.000 - 4.200.000đ/lứa.

Ông Mai cho biết: chăn nuôi bằng phương pháp này tiết kiệm 10% chi phí thức ăn. Việc tiêu hóa tốt còn làm tăng khả năng hấp thu axit amin nên làm tăng độ mềm, vị ngọt tự nhiên cho thịt heo và trọng lượng heo cũng tăng 5% so với chăn nuôi thông thường. Đồng thời tiết kiệm được 80% nước do hoàn toàn không phải tắm, rửa chuồng mà chỉ cho heo uống nước bằng vòi nước tự động.

Chăn nuôi bằng đệm lót sinh thái cũng giúp tiết kiệm 60% chi phí lao động do giảm được công tắm rửa, nền và dọn chuồng, giảm mùi hôi và khống chế được dịch bệnh không gây ô nhiễm môi trường, có thời gian làm thêm, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống gia đình. Theo Ông Mai, heo xuất chuồng với cùng trọng lượng nhưng thời gian nuôi bằng đệm lót rút ngắn hơn, giảm được không ít chi phí. Ông Mai cho biết sắp tới gia đình bà sẽ tiếp tục làm thêm vài đệm lót nữa để tăng số lượng đàn heo.

Ông Võ Ngọc Anh Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Thành Phố Hồ Chí Minh cho biết, chăn nuôi heo bằng đệm lót sinh học trả lại môi trường tự nhiên, bản năng đào ũi cho heo. Đặc biệt, đệm lót chứa các vi sinh vật có lợi tạo ra được “bức tường lửa” rất hiệu quả trong việc phòng chống các bệnh dịch có hại như: lở mồm long móng, tai xanh, dịch tả…

Ngoài ra, chăn nuôi heo sạch bằng đệm lót sinh học khả năng cạnh tranh của các hộ chăn nuôi được nâng cao thông qua việc nâng cao năng suất, chất lượng các sản phẩm chăn nuôi, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường và người tiêu dùng lại có được các sản phẩm thịt sạch, đảm bảo an toàn thực phẩm, vừa duy trì phát triển nghề chăn nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao, nhằm cải thiện đời sống nhân dân, góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh.


Có thể bạn quan tâm

Hiệu quả trong liên kết sản xuất lúa giống Hiệu quả trong liên kết sản xuất lúa giống

Huyện Diên Khánh (Khánh Hòa) có 7 hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN) tổ chức mô hình liên kết với doanh nghiệp (DN) sản xuất và bao tiêu lúa giống. Mô hình đã đem lại lợi ích nhiều mặt.

09/10/2015
Nỗi lo khi cà phê chín Nỗi lo khi cà phê chín

Gia Lai đang chuẩn bị bước vào vụ thu hoạch cà phê. Năm nay do thời tiết bất lợi nên cà phê của người dân ở một số địa phương chín sớm hơn mọi năm khoảng 1 tháng. Cả một năm chăm bón đã có thành quả, nông dân không lo về giá cả, năng suất mà nơm nớp nỗi lo mất trộm cà phê.

09/10/2015
Diện tích sản xuất lúa mùa nổi có nguy cơ bị thu hẹp Diện tích sản xuất lúa mùa nổi có nguy cơ bị thu hẹp

Không cần bón phân, xịt thuốc, chỉ cần có nhiều nước, lúa mùa nổi có thể cho thu hoạch khoảng 2 tấn/ha, lãi trên 25 triệu đồng/ha. Tuy nhiên, tại xã Tân Long, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp diện tích lúa này chỉ còn 50ha, giảm gần 20ha so với trước.

09/10/2015
Hướng đi mới từ cây trôm Hướng đi mới từ cây trôm

Trong bối cảnh giá mủ cao su liên tục xuống thấp, một người dân ở huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương đã mạnh dạn chuyển đổi vườn cao su để sang trồng cây trôm đạt hiệu quả cao.

09/10/2015
Lúa Hè Thu đạt năng suất cao Lúa Hè Thu đạt năng suất cao

Vụ Hè Thu năm 2015, nông dân Tây Sơn (Bình Định) sản xuất trên 4.340 ha lúa, đạt 98,7% so với kế hoạch, giảm 171 ha so với cùng vụ năm 2014 (do nắng hạn thiếu nước tưới nên phải cắt giảm một số diện tích).

09/10/2015