Chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường với đệm lót sinh học

Theo kế hoạch, dự án sẽ thực hiện chuyển đổi 1.000 hộ chăn nuôi heo, gà tập trung nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung trên đệm lót sinh học, gắn với công trình khí sinh học, xây dựng các mô hình chăn nuôi khép kín ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. Trong đó, trình diễn nuôi trên đệm lót sinh học 300 hộ chăn nuôi heo (mỗi hộ tối thiểu 30 con), 500 hộ nuôi gà (mỗi hộ tối thiểu 500 con); 200 hộ nuôi heo sử dụng công trình khí sinh học (mỗi hộ tối thiểu 30 con).
Ngoài ra, dự án sẽ tổ chức 56 cuộc tập huấn kỹ thuật cho hơn 1.600 lượt nông dân tham dự; 14 hội thảo đánh giá kinh nghiệm. Sau 2,5 năm thực hiện, kết quả của dự án sẽ giúp nhiều địa phương giảm ô nhiễm môi trường từ các trại chăn nuôi; từng bước chuyển dần số hộ chăn nuôi nhỏ lẻ sang tập trung; tuyên truyền cho nông dân nâng cao kiến thức chăn nuôi, khoa học kỹ thuật, nâng cao thu nhập và giá trị sản phẩm.
Có thể bạn quan tâm

Huyện Bát Xát hiện có 280,5 ha nuôi thủy sản. Trong đó, diện tích cá nước ấm trên 278 ha (gồm 17,3 ha nuôi thâm canh; 30,2 ha nuôi bán thâm canh; 111,3 ha nuôi quảng canh cải tiến và 119,73 ha nuôi theo hình thức quảng canh), tập trung chủ yếu ở các xã: Cốc San, Quang Kim, Bản Qua, thị trấn Bát Xát. Diện tích nuôi cá nước lạnh gần 2 ha, tập trung tại xã Y Tý và xã Dền Sáng.

Để giải quyết những tồn tại của ngành cá ngừ, giúp ngành này phát triển xứng với tiềm năng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng Dự thảo Đề án tổ chức, khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ theo chuỗi. Với đề án này, tỉnh Khánh Hòa sẽ là trung tâm giao dịch cá ngừ của cả nước.

Mặc dù gặp nhiều khó khăn, song được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát và phối, kết hợp giữa các ngành, các đơn vị và chính quyền địa phương cùng với sự chủ động sáng tạo của người nuôi nên nhìn chung các chỉ tiêu kế hoạch nuôi trồng thủy sản trong năm 2014 đạt khá.

Cùng lãnh đạo thôn Kép, xã Việt Tiến (Việt Yên) đi một vòng quanh trang trại chăn nuôi của gia đình ông Hà Chuẩn Chinh thuộc địa bàn thôn cho thấy, từ xa đã bốc lên mùi xú uế nồng nặc. Màu nước thải đen ngòm của trang trại chảy ra kênh mương, đồng ruộng liền kề.

Cụ thể, giống heo tự túc trong dân để nuôi nông hộ đáp ứng khoảng 82,5%, cung cấp từ một số tỉnh lân cận là 17,5%. Giống gà tự túc trong dân đáp ứng 22,5%, cung cấp từ các tỉnh chiếm 77,5%; giống thủy cầm tự túc trong dân chỉ 5%, cung cấp từ ngoài tỉnh vào tới 95% (khoảng 2,8 triệu con/năm).