Chăn Nuôi Bò Sữa Chưa Hết Long Đong

Nguồn cung sữa bò nguyên liệu trong nước mới đáp ứng 30% nhu cầu. Để đáp ứng, mỗi năm phải nhập khẩu khoảng 1,2 triệu tấn sản phẩm sữa (kể cả kem), năm 2013 phải chi 1,2 tỷ USD cho việc nhập khẩu.
Vì vậy, nghề nuôi bò sữa được xem là có đầu ra ổn định ngay tại thị trường trong nước và cần phải có một bước đột phá lớn để có thể cung ứng đủ lượng sữa ra thị trường. Nhưng hiện tại, một số nông hộ chăn nuôi bò sữa tại TP.Hồ Chí Minh đang gặp khó trăm bề.
Quá nhiều nỗi lo
TP. Hồ Chí Minh là địa phương hình thành mô hình bò sữa dạng nông hộ mà sau này được nhân rộng ra nhiều tỉnh, thành phố cả nước. Đây vẫn là địa phương dẫn đầu về lượng bò sữa cả nước khi chiếm 51,4% tổng đàn.
Tuy vậy, ngành chăn nuôi bò sữa hiện đang trở nên điêu đứng khi khó khăn đều do người nuôi gánh vác. Giá bò sữa giống đã tăng vọt từ 11- 14 triệu đồng/con vào năm 2000 lên 60- 70 triệu đồng/con vào năm 2014. Lượng thức ăn chăn nuôi chỉ đáp ứng được 6%.
Ông Nguyễn Văn Hiếu- chủ một trang trại chăn nuôi bò sữa ở huyện Củ Chi - cho biết, sở dĩ nhiều hộ dân nơi đây không dám mở rộng quy mô chăn nuôi và số lượng bò sữa vì với tâm lý an toàn nên người dân chỉ nuôi số lượng nhất định vì sợ giá thành giảm không bán được sữa. Khi đó nông dân lại phải ồ ạt bán bò, giết mổ lấy thịt như đã từng xảy ra.
Để đẩy mạnh phát triển ngành chăn nuôi bò sữa, cần triển khai giải pháp tổng thể, từ quy hoạch đồng cỏ, nguồn thức ăn chăn nuôi tới các nhà máy chế biến, bảo đảm nâng giá thu mua cho người nông dân. Các nhà máy nên tính toán tỷ lệ lợi nhuận giữa nhà máy và nông dân một cách hài hòa, phù hợp.
Bên cạnh đó, nghề nuôi bò sữa ở TP. Hồ Chí Minh chịu sự cạnh tranh khốc liệt với những loại sản phẩm nông nghiệp đô thị khác; vì vậy, sẽ đến lúc chỉ còn lại những hộ nuôi bò sữa một cách chuyên nghiệp, biết tìm hiểu và áp dụng nhiều tiến bộ kỹ thuật mới để có thể đứng vững trước loạt cây trồng, vật nuôi ít diện tích vẫn có thể cho thu nhập cao.
Thiếu quản lý tổng thể
Theo tính toán giá thành sản xuất sữa của nông dân, riêng thức ăn chiếm tới 70% (cả thức ăn tinh và rau xanh); lao động chiếm 15%; khấu hao bò và chuồng chiếm 12%. Với tỷ lệ này, giá thành sản xuất ra 1 kg sữa đã chi phí hết hơn 10.000 đồng/kg.
Cộng thêm chi phí vận chuyển, hao hụt thì bình quân giá bán hiện khoảng 13.000 đồng/kg- một mức giá người nông dân không có lãi. Đó cũng là nguyên nhân khiến người chăn nuôi bò sữa đang loay hoay tìm lối ra. Nếu cố giữ đàn bò thì chi phí lớn, bán đi thì tiếc. Vì vậy, đàn bò sữa của một số nơi đang giảm rất nhanh, số hộ “chia tay” với bò sữa ngày càng nhiều.
Ngoài ra, một mạng lưới thú y phục vụ phát triển chăn nuôi bò sữa an toàn, bền vững cũng chưa được đầu tư thỏa đáng. Việc điều trị bệnh bò sữa đi vào chiều sâu với hệ thống chẩn đoán, lấy mẫu xét nghiệm và lập phác đồ điều trị chưa có phương án cụ thể và hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 2-3, tại thị trấn Khánh Hải (Ninh Hải), Qũy Hỗ trợ nông dân (Hội Nông dân tỉnh) tổ chức giải ngân vốn vay cho 15 hộ dân tham gia dự án Trồng và chăm sóc nho.

Sau hơn 3 năm xử lý dịch bệnh chổi rồng, gần 100 gốc nhãn tiêu da bò của ông Nguyễn Văn Tám ở xã An Khánh, huyện Châu Thành (Đồng Tháp) tưởng chừng như phải đốn bỏ thì nay đã ra hoa và cho trái. Theo ông Tám, khi thấy cây ra cơi đọt mà không bị chổi rồng, nên ông đã bón phân và xử thuốc, không ngờ các cơi đọt đều ra hoa và đậu trái hơn 60%.

Những năm gần đây, với việc triển khai nhân rộng thêm nhiều mô hình sản xuất trong nông nghiệp, thì việc đầu tư tập trung phát triển chăn nuôi theo hướng tăng tỷ trọng đàn và bán công nghiệp của huyện Bác Ái đã có những chuyển biến tích cực.

Những ngày trung tuần tháng tư năm nay, nắng như đổ lửa trên cánh đồng thôn Đồng Dày thuộc xã Phước Trung, huyện Bác Ái. Tranh thủ những đợt xả nước cuối cùng của hồ Phước Nhơn, anh Tain Hải khẩn trương bơm nước chống hạn, cứu bắp lai. Ruộng bắp rộng một hecta của gia đình anh bước vào giai đoạn “cứng hạt” chuẩn bị thu hoạch.

Hiện nay tại địa bàn xã Sông Cầu, huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa), các loại nấm bệnh trên cây mía đang bùng phát mạnh và có mức độ lây lan nhanh, khiến nông dân vô cùng lo lắng. Niên vụ mía 2013 - 2014, xã Sông Cầu có 395ha mía. Vì thế, việc xử lý các loại dịch bệnh là một yêu cầu bức thiết.