Chấn Chỉnh Việc Lạm Dụng Dùng Kháng Sinh Trong Nuôi Tôm

Đối với những thị trường nhập khẩu (NK) thủy sản khó tính như EU và Nhật Bản, liên tục phát hiện mức dư lượng kháng sinh quá quy định sẽ là điểm trừ trong bài toán mở rộng thị trường xuất khẩu (XK) ở đây.
Theo Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản - Nafiqad (Bộ NNPTNT), chỉ chưa đầy 4 tháng đầu năm 2014, EU và Nhật Bản đã cảnh báo 11 lô hàng tôm nuôi nhập khẩu từ Việt Nam do bị phát hiện dư lượng Oxytetracycline vượt mức giới hạn cho phép.
Thứ trưởng Vũ Văn Tám nhìn nhận, để xảy ra sự việc tôm nuôi xuất khẩu của nước ta bị cảnh báo về dư lượng kháng sinh có trách nhiệm của nhiều bên liên quan: Doanh nghiệp cung cấp thức ăn thủy sản, người nuôi tôm và cả doanh nghiệp thu mua, chế biến. Trong đó, bản thân các doanh nghiệp thu mua, chế biến xuất khẩu tôm đều có phòng thí nghiệm kiểm soát đầu vào và chất lượng sản phẩm đầu ra nhưng lại làm chưa chặt chẽ.
Để kiểm soát chặt chẽ dư lượng Oxytetracycline đối với lô hàng tôm nuôi của Việt Nam, Nafiqad đã có văn bản đề nghị Tổng cục Thủy sản, Cục Thú y chỉ đạo các cơ quan quản lý nuôi trồng thuỷ sản thuộc các Sở NNPTNT phổ biến tình trạng cảnh báo Oxytetracycline trong các lô hàng tôm xuất khẩu. Đồng thời hướng dẫn cơ sở nuôi thuỷ sản sử dụng đúng cách các hoá chất, kháng sinh trong nuôi thuỷ sản và tăng cường công tác kiểm tra, xử lý vi phạm.
Đối với các cơ sở có lô hàng bị cảnh báo, Nafiqad đã có văn bản gửi từng cơ sở yêu cầu điều tra nguyên nhân và thực hiện khắc phục. Song song với đó, tổ chức tự thẩm tra hiệu quả của các hành động khắc phục đã thực hiện, lập báo cáo giải trình và áp dụng chế độ kiểm tra tăng cường chỉ tiêu Oxytetracycline đối với từng lô hàng tôm nuôi xuất khẩu của các cơ sở này.
Thứ trưởng Bộ NNPTNT Vũ Văn Tám cũng nhấn mạnh việc làm đầu tiên là phải thông tin kịp thời đến cơ sở sản xuất thức ăn cho tôm, cảnh báo về nguy cơ sử dụng thức ăn này ảnh hưởng đến chất lượng tôm nuôi. Cùng với đó, hướng dẫn cho bà con quy trình nuôi đảm bảo ATTP, tức là vẫn sử dụng kháng sinh nhưng ở mức độ nhất định.
Hiện Bộ NNPTNT đang chỉ đạo nghiên cứu các chất thay thế Oxytetracycline để đảm bảo phòng bệnh cho tôm và đáp ứng yêu cầu của các nước nhập khẩu. Đặc biệt, yêu cầu các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu tôm tới đây tăng cường liên kết, kiểm soát toàn bộ chuỗi từ ao nuôi tới thị trường, đảm bảo chất lượng.
Theo thống kê của Nafiqad, từ ngày 14/3 đến nay, đã có thêm 4 lô hàng tôm nuôi của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản bị cảnh báo chỉ tiêu Oxytetracycline, nâng tổng số lô hàng tôm nuôi và sản phẩm từ tôm nuôi bị cảnh báo ở thị trường này lên 6 lô hàng.
Còn tại thị trường EU, từ đầu năm 2014 đến nay, các lực lượng chức năng của EU đã cảnh báo 5 lô hàng tôm nhập khẩu từ Việt Nam, trong khi cả năm 2013 chỉ là 2 lô.
Có thể bạn quan tâm

Ông Phạm Thế Tài, Chánh Thanh tra Sở NN-PTNT Cà Mau cho biết, từ đầu năm đến nay đã tổ chức được 99 đợt thanh tra quản lý chất lượng và thú y thủy sản.

Theo các chủ tàu chi phí viền thép sẽ tăng kinh phí lên từ 200- 250 triệu/chiếc, nhưng ngư dân nào cũng làm. Bởi ngoài việc chống xước lưới mỗi khi kéo cá về, viền thép sẽ tăng độ chịu va chạm giữa các tàu với nhau, nhất là những cú va chạm lớn. Mỗi lần vươn khơi, rủi ro luôn rình rập ngư dân. Do vậy việc chọn cách viền thép cho tàu, họ mong muốn tăng độ an toàn để có được những phiên biển dài ngày hơn.

Cây bắp có vị trí quan trọng sau cây lúa. Hiện ở ĐBSCL, cây bắp được đưa vào luân canh trên đất lúa nhằm giảm bớt sức ép sản xuất nhiều lúa gạo mà giá cả không ổn định, trong lúc thiếu thức ăn chăn nuôi phải nhập khẩu hơn 3 tỷ USD/năm.

Philippines nhập khẩu khoảng 1 triệu tấn gạo từ Việt Nam vào tháng 5 – 8/2014 để dự trữ và kiểm soát giá gạo trong nước. Hiện nước này đang lên kế hoạch nhập khẩu thêm 200.000 tấn gạo giao tháng 9/2014 nhằm đảm bảo lương thực sau khi cơn bão Thần Sấm tàn phá nhiều vùng trồng lúa trong cả nước.

Huyện Tủa Chùa hiện có 66 công trình thủy lợi, đảm bảo nước tưới cho 1.101,5ha lúa mùa; 368ha lúa chiêm và 4ha thủy sản. Bên cạnh đó, các công trình thủy lợi còn đảm bảo nước tưới cho trên 300ha rau màu, cây công nghiệp; cung cấp hàng triệu mét khối nước phục vụ sinh hoạt và chăn nuôi.