Chăm Sóc Vườn Cây Ăn Quả Trong Mùa Mưa

Khi mưa to, gió lớn, cây trồng dễ đổ ngã, vườn cây ẩm ướt và thiếu ánh sáng, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn và nấm phát sinh gây hại cây trồng. Để giảm thiểu thiệt hại vườn cây, cần thực hiện một số biện pháp sau:
Tỉa cành, tạo tán cây thích hợp trước mùa mưa: Cắt tỉa những cành tăm trong khung tán lá, cành có sâu bệnh, cành đã thu quả, cành vượt, tạo khung tán lá có dạng hình cái dù hoặc mâm xôi, làm cho vườn cây thông thoáng. Với những loại cây mà bộ rễ ăn nông (ví dụ như đu đủ) nên cắm cọc ở gần gốc cây rồi buộc cây vào cọc để chống đổ ngã (tốt nhất là cắm 3 cọc chụm lại theo kiểu hình chóp). Khơi thông cống rãnh xung quanh và mặt vườn để thoát nước nhanh.
Bón thúc vườn cây vào đầu mùa mưa: Phân chuồng hoai mục + phân NPK, hoặc DAP, hoặc phối hợp các loại phân đơn đạm-lân-kali theo tỉ lệ 1: 4 : 1, bón theo quy trình kỹ thuật trồng cây do khuyến nông hướng dẫn. Xới xáo phá váng đất mặt sau khi mưa lớn để thoát nước và các khí độc trong đất qua bốc hơi, kết hợp dựng ngay những cây đổ ngã.
Bón thúc vườn cây vào cuối mùa mưa: Loại phân bón và kỹ thuật bón phân cơ bản theo nguyên tắc lần bón thúc trước mùa mưa. Lần bón này rất quan trọng để cây trồng sang thời kỳ ra hoa đậu trái.
Phun thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ sâu bệnh: Phun cơ bản 2 lần. Lần 1 sau khi bón thúc đầu mùa mưa; lần 2 sau khi bón thúc cuối mùa mưa. Ngoài ra, tùy theo diễn biến sâu bệnh vườn cây mà có những biện pháp phòng trừ bổ sung kịp thời và hiệu quả. Nếu vườn cây gần ao đang nuôi cá thì không nên dùng các loại thuốc hóa học như Chlorpyrifos, BetaCypermethrin, Diazinon, Endosulfan, Fenvalerate để phun vì các loại thuốc này rất độc với cá, có thể khuếch tán vào nước ao làm chết cá. Khi phun thuốc phòng trừ sâu bệnh phải tuân theo nguyên tắc 4 đúng, mang đầy đủ bảo hộ lao động: quần áo bảo hộ, giày-ủng, găng tay, nón hoặc mũ, khẩu trang hoặc mặt nạ, kính mắt.
Có thể bạn quan tâm

Toàn huyện Châu Thành A (Hậu Giang) có hơn 2.500 hộ chăn nuôi, trong đó có hàng chục hộ nuôi heo nái, hộ nuôi ít vài con, hộ nuôi nhiều hàng chục con. Gần đây giá heo con giống ổn định, người chăn nuôi heo nái có thu nhập cao.

Sản lượng khai thác cá ngừ đại dương sụt giảm, giá cá thấp khiến ngư dân lỗ nặng, khó khăn trong việc vươn khơi bám biển

Toàn tỉnh Đồng Tháp hiện có 530 hộ nuôi cá tra thương phẩm, tăng 6 hộ so với cùng kỳ 2014. Trong đó, số hộ nuôi cá thể chiếm 57,74% số hộ nuôi của toàn tỉnh. Vùng nuôi của doanh nghiệp chiếm trên 74% diện tích nuôi cá tra toàn tỉnh. Toàn tỉnh có 1.319 cơ sở sản xuất, kinh doanh ương giống cá tra đáp ứng yêu cầu nuôi thương phẩm trên địa bàn và một số địa phương vùng ĐBSCL.

6 tháng đầu năm 2015, trên địa bàn thị xã đưa vào nuôi thả 420 triệu con giống thủy sản và hàng trăm triệu giống nhuyễn thể trên tổng diện tích 7.129,8ha, trong đó 6.400ha nuôi nước lợ, 800ha nuôi nước ngọt, 300ha diện tích nuôi hầu, hà sú, 121ha nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng.

Tính đến thời điểm này, toàn tỉnh Quảng Trị đã có gần 20 ha/950 ha nuôi tôm bị nhiễm bệnh Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính và có chiều hướng gia tăng, gây thiệt hại lớn cho người nuôi tôm...