Trang chủ / Gia súc-Gia cầm / Nuôi lợn (Heo)

Chăm Sóc Và Nuôi Dưỡng Lợn Nái Mang Thai

Chăm Sóc Và Nuôi Dưỡng Lợn Nái Mang Thai
Ngày đăng: 03/08/2013

Việc chăm sóc heo nái mang thai rất quan trọng đối với sự thành công của người chăn.Sau khi phối 21 ngày không thấy nái động dục trở lại xem như đã mang thai. Thời gian mang kéo dài từ 3 tháng + 3 tuần + 3 ngày ( trung bình từ 114 - 116 ngày). Nhưng nếu nái sinh sớm từ ngày 108 trở lại thường rất khó nuôi con, dù có sữa nhưng con yếu ớt, sức bú mẹ kém và khả năng đề kháng kém nên tỷ lệ nuôi sống thấp. Trong thời kỳ mang thai có thể chia ra làm 2 giai đoạn như sau: Giai đoạn chửa kỳ 1: 1-84 ngày mang thai 

Thời kỳ này phôi và thai còn nhỏ, sử dụng ít chất trong máu của mẹ, dưỡng chất còn lại nái dùng để dự trữ tạo sữa sau này. Thiếu chất dinh dưỡng trong giai đoạn này có ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của phôi thai như hiện tượng tiêu phôi, nái còn ít thai sống khi đẻ mà chứa nhiều thôi khô (thai gỗ). Thừa chất dinh dưỡng cũng dẫn đến tiêu phôi và làm nái trở nên mập mỡ. Nái khi cai sữa quá gầy ốm không dự trữ đủ dưỡng chất trong giai đoạn này sẽ thiếu sữa khi cho con bú trong lứa đẻ kế tiếp. Vì vậy phải định lượng thức ăn cho nái ở giai đoạn này phải hết sức chặt chẽ.

Thường trong giai đoạn mang thai kỳ một khẩu phần ăn : 1,8 -2 kg thức ăn.

2. Giai đoạn chửa kỳ 2 : 85 ngày - 110 ngày

Đây là thời kỳ thai đã lớn và sử dụng nhiều dưỡng chất  trong máu mẹ để phát triển. Do đó việc bổ sung dưỡng chất đầy đủ trong giai đoạn này là rất quan trọng.

Khác với thời kỳ 1, thời kỳ này cần cho nái vận động để có hệ cơ tốt, chân khỏe, khung xương chậu nở rộng( đối với nái đẻ lứa đầu), nên cho nái ra sân cỏ hay sân cát vận động tùy thích, tiếp xúc với môi trường tự nhiên, để tăng sức đề kháng bệnh và nhờ đó gia tăng hàm lượng kháng thể chống bệnh cho heo con trong sữa đầu.

Ở thời kỳ này, tầm vóc nái năng nề chuồng trại phải khô tránh mưa, gió lùa, mật độ phù hợp, theo dõi kỹ bộ vú và bộ phận sinh dục, vệ sinh chuồng đẻ...

Thời kỳ này khẩu phần ăn của nái vẫn giữ nguyên như thời kỳ 1.

3. Giai đoạn chửa kỳ 3: 110 -116 ngày(sinh)

Lúc này nái sắp đẻ nên chuyển nái đến chuồng đẻ. Khu chuồng đẻ cần phải vệ sinh trước đó và chuẩn bị chuồng úm cho lợn con.

Khẩu phần ăn của lợn trong giai đoạn này cân giảm dần cho đến lúc nái đẻ: 2,5kg - 2kg - 1,5kg - 1kg - 0,5kg - 0. Việc giảm khẩu phần ăn cho nái khi gần đến ngày sinh, giúp cho bào thai không bị chèn ép và tạo stress làm cho nái tăng tiết hoocmon, làm nái dễ đẻ.


Có thể bạn quan tâm

40 tỉnh, thành phố áp dụng mô hình sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi 40 tỉnh, thành phố áp dụng mô hình sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi

Phát biểu tại hội nghị toàn quốc tổng kết kinh nghiệm và kết quả sau 3 năm áp dụng mô hình đệm lót sinh học trong chăn nuôi (2011-2013) ngày 22/5 tại Hà Nam, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân đề nghị các nhà khoa học nghiên cứu công thức làm men vi sinh, sử dụng đa dạng các nguyên liệu như mùn cưa, bã mía, lõi ngô để mô hình chăn nuôi trên đệm lót sinh học ngày càng được nhân rộng.

10/05/2016
Sữa của lợn mẹ có thể bảo vệ lợn con khỏi nhiễm ký sinh trùng - Phần 1 Sữa của lợn mẹ có thể bảo vệ lợn con khỏi nhiễm ký sinh trùng - Phần 1

Kháng thể chống lại sinh vật đơn bào C. suis gây bệnh cầu trùng ở lợn được chuyển qua sữa non của của lợn nái sang cho lợn con ngay sau khi sinh.

10/05/2016
Sữa của lợn mẹ có thể bảo vệ lợn con khỏi nhiễm ký sinh trùng - Phần 2 (Phần cuối) Sữa của lợn mẹ có thể bảo vệ lợn con khỏi nhiễm ký sinh trùng - Phần 2 (Phần cuối)

Sữa của lợn mẹ có thể bảo vệ lợn con khỏi nhiễm ký sinh trùng - Phần 2 (Phần cuối)

10/05/2016
Sử dụng tanin từ cây mẻ rìu để khử mùi hôi của phân gia súc Sử dụng tanin từ cây mẻ rìu để khử mùi hôi của phân gia súc

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học tại Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), tanin từ cây mẻ rìu (quebracho) có thể kiểm soát tạo ra các hợp chất gây mùi hôi ở phân.

10/05/2016
Nghiên cứu thuốc giảm đau cho gia súc Nghiên cứu thuốc giảm đau cho gia súc

Một bằng sáng chế của Mỹ gần đây đã được trao cho công nghệ được tạo ra bởi các nhà nghiên cứu tại Đại học bang Kansas cải thiện sức khỏe của bò thịt và các động vật nhai lại khác khi bị què quặt và sau khi bị thiến và cưa sừng.

14/05/2016