Chăm sóc cây bí xanh bằng phân đa yếu tố Văn Điển

Sử dụng phân bón đa yếu tố (ĐYT) NPK Văn Điển đáp ứng đầy đủ nhu cầu các yếu tố dinh dưỡng cho cây bí xanh đạt năng suất cao, chất lượng tốt.
Thời vụ và kỹ thuật trồng bí xanh vụ đông
Bí xanh vụ đông gieo từ 20.8 đến 15.9, sau khi gieo cây con được 10-15 ngày, gieo trong bầu hoặc vườn ươm là đem trồng ra ruộng.
Chọn chân ruộng thoát nước tốt, chủ động tưới tiêu, tiến hành làm đất, vệ sinh đồng ruộng, xử lý mầm mống sâu bệnh và làm luống theo hướng đông tây tiện cho việc tưới tiêu nước sau này.
Lên luống rộng 3m, trồng 2 hàng trên mỗi luống, hàng cách hàng 2,5m, hốc cách hốc 50cm, mỗi hốc trồng 2 cây, nên làm đất tối thiểu, lên luống cao 25cm, rộng 50cm, rãnh luống rộng 40cm, các luống cách nhau 2,5m, phần đất ở giữa các luống không cần làm đất và sau đó rải rạ khi bí bò, cứ 2 luống sát nhau thì cho bí bò chéo sang nhau.
Cây bí xanh cho năng suất cao hơn nhờ phân bón NPK Văn Điển.
Nhu cầu dinh dưỡng và bón phân: Bí xanh là cây cho sinh khối lớn, song cũng cần rất nhiều chất dinh dưỡng và đầy đủ cân đối. Với năng suất 30 tấn/ha, cây bí lấy đi từ đất khoảng 125kg N, 60kg P2O5, 75kg K2O, 200kg CaO, 25kg SiO2, 10kg S và các chất vi lượng. Nếu dùng phân bón đơn, hoặc phân NPK thông thường thì bí xanh thiếu các chất dinh dưỡng trung lượng như:
Canxi, magie, silic, lưu huỳnh cùng các chất vi lượng như kẽm, bo, đồng, mangan, bí phát triển không cân đối, cây yếu, khả năng đậu quả kém, dễ nhiễm các loại sâu bệnh, vỏ quả mỏng, ruột nhiều, thời gian bảo quản ngắn.
Vì vậy sử dụng phân bón ĐYT NPK Văn Điển đáp ứng đầy đủ nhu cầu các yếu tố dinh dưỡng cho cây bí xanh đạt năng suất cao, chất lượng tốt.
Cách bón và chăm sóc
Dùng phân bón lót ĐYT NPK 5.10.3 Văn Điển có thành phần dinh dưỡng: N =5%, P2O5 =10%, K2O = 3%, CaO (vôi) =16%, MgO=18%, SiO2=15%, S = 2% cùng các chất vi lượng.
Tổng dinh dưỡng đạt 58%, trong đó các các chất trung lượng và vi lượng chiếm trên 40%.
Được bón với lượng 25kg/sào cùng với 300-400kg phân chuồng hoai mục vào các hốc đảo đều phân với đất, khi đảo xong cần phủ đất thành mô ở từng hốc sau đó trồng cây con hoặc trồng cây trong bầu ở trên các hốc đó.
Sử dụng phân bón ĐYT NPK 12.5.10 Văn Điển có hàm lượng dinh dưỡng sau: N =12%, P2O5=5%, K2O = 10%, CaO (vôi) =5%, MgO=2%, SiO2=4%, S = 11% cùng các chất vi lượng. Tổng dinh dưỡng đạt 49%. Để bón thúc lượng bón từ 35-40kg/sào, được chia các đợt như sau:
Bón thúc đợt 1:
Khi cây bí có 3-4 lá thật sử dụng 8-10kg NPK 12.5.10 Văn Điển, rải phân xung quanh hốc kết hợp làm cỏ và vun cho cây.
Bón thúc đợt 2:
Khi bí xanh bắt đầu bò leo sử dụng 12-15kg/sào NPK 12.5.10 Văn Điển, rải phân xung quanh hốc cách hốc 15-20cm kết hợp với vun cao gốc làm rãnh nông ở giữa luống, sau đó tưới đẫm hoặc cho nước vào ruộng bí, sau 4 giờ tháo hết nước đi.
Bón thúc lần 3:
Khi cây bí đậu quả rộ, sử dụng 10-13kg/sào NPK 12.5.10 Văn Điển để bón, nếu cắm giàn thì dùng cây dóc cứng dài khoảng 2m để cắm cho chắc, hàng ngày cần buộc cây vào giàn, khi bí có 8-10 lá thì loại lá già, lá bị sâu bệnh ở sát gốc, hái bỏ các quả bí dị dạng nếu có.
Nếu không cắm giàn thì rải rạ khi bí bắt đầu bò (trước khi rải rạ cần rải vôi bột trên mặt luống).
Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để phát hiện phòng trừ các loại sâu bệnh nếu có theo hướng dẫn cán bộ BVTV địa phương.
Bí xanh đậu quả cao, quả lớn đồng đều, vỏ quả săn chắc, thịt quả thơm được nhiều người tiêu dùng ưa thích, bí xanh được bón phân Văn Điển năng suất vượt trội hơn tất cả các loại phân đơn và phân NPK thông thường.
Có thể bạn quan tâm

Ngồi trò chuyện cùng tôi, ông Xưởng nguyên là Trưởng phòng Hành chính Nông Trường Yên Thế nhắc tới một câu chuyện gợi lại một thời khốn khó của Nông Trường mà cũng là khó khăn chung của cả đất nước. Nông Trường Yên Thế được thành lập ngày 3-1-1966, với tên gọi ban đầu là Nông Trường Quốc Doanh Yên Thế (tách ra từ Nông Trường Quốc Doanh Bố Hạ). Trải qua bao thăng trầm, tới ngày 6-11-2008 thì Nông Trường giải thể để thành lập xã Đồng Tâm. Để có cái tên Đồng Tâm là cả một sự trăn trở của bao người. Anh Dương Văn Thế, Chủ tịch UBND xã tâm sự cùng tôi: “Đảng ủy bàn bạc tìm được tên rồi còn tranh thủ xin ý kiến của các đảng viên lão thành, những cán bộ chủ chốt của Nông Trường nay đã về hưu.” Mọi người thống nhất với tên mới Đồng Tâm. Một cái tên gợi lên bao điều: Là ý chí quyết tâm của Đảng bộ với 200 đảng viên; là sự đồng lòng chung sức của cả một xã mới với 788 hộ và 2.651 nhân khẩu.

Cùng với việc xây dựng ổn định đời sống văn hóa, chị em phụ nữ ngày càng khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của mình trong các phong trào ở địa phương nhất là phong trào thi đua phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho gia đình. Một trong những tấm gương đó là chị Nguyễn Thị Huấn - Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ tổ dân phố Vĩnh Ninh 2, phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Bắc Giang Chị Nguyễn Thị Huấn bắt đầu chuyển đổi từ nghề nông sang nghề trồng hoa, trồng đào từ năm 2005. Được biết, trước kia kinh tế gia đình chị gặp rất nhiều khó khăn, chủ yếu chỉ trông chờ vào mấy sào ruộng. Sau khi Thành phố mở rộng thu hồi đất, gia đình chị bắt đầu đi thuê đất làm kinh tế gia đình, và chuyển sang trồng đào, trồng hoa mỗi năm thu được gần trăm triệu đồng.

Đó là nhận xét của lãnh đạo xã Phi Mô và Ban Chỉ huy quân sự (CHQS) huyện Lạng Giang (Bắc Giang) về anh Nguyễn Thành Chung, Chỉ huy trưởng Ban CHQS xã Phi Mô.

Nghề nuôi cá chình giúp nhiều nông dân ở khu vực bán đảo Cà Mau làm giàu. Do nhu cầu con giống ngày một tăng nên nhiều người đã nhập giống Trung Quốc về bán giá thấp.

Sản lượng thủy sản nuôi trong tháng 10/2013 ước đạt 10,1 nghìn tấn, tăng 33,75% so với cùng kỳ năm 2012, trong đó cá đạt 4,6 nghìn tấn, giảm 19,55%; tôm đạt 4,4 nghìn tấn, gấp 3 lần. Tính chung mười tháng năm 2013, sản lượng thủy sản nuôi ước tính đạt 76,2 nghìn tấn, tăng 17,81% so với cùng kỳ năm trước, trong đó cá đạt 48,4 nghìn tấn, tăng 2,65%; tôm đạt 19,4 nghìn tấn, tăng 85,78%.