Chăm sóc, bón phân tiết kiệm hiệu quả

Về điều này, ông Phạm Văn Hoành – Chi cục trưởng Chi cục BVTV Bắc Giang (Sở NNPTNT Bắc Giang) chỉ rõ: Bà con cần tưới đủ ẩm vào các thời kỳ vải chuẩn bị ra hoa, nở hoa và quả phát triển, khoảng từ giữa tháng 10 đến khi xuất hiện hoa; chỉ tưới nước khi đất quá khô; cần làm sạch cỏ xung quanh gốc theo hình chiếu của tán cây để hạn chế cạnh tranh dinh dưỡng và sâu bệnh gây hại.
Việc bón phân, bà con cần bón đúng liều lượng. Đối với vải từ 4 - 6 tuổi bón tương ứng với mỗi cây/năm như phân chuồng từ 40 - 50kg, 0,65kg đạm urê, 1,00 lân Supe, 1,00kg kali; khi vải từ 7 -9 tuổi bà con lưu ý không bón phân chuồng, mà tăng lượng đạm urê lên 1,20kg, 1,50kg lân supe, 1,60 kali… Khi vải trên 15 tuổi (vải trưởng thành cho quả) tương ứng với lượng đạm urê 2,20kg, 3,00kg lân supe, kali 3,40kg.
Toàn bộ lượng phân bón được chia làm 3 lần bón trong năm, cụ thể: Lần 1 bón thúc hoa và nuôi lộc xuân (từ 6.1 - 20.1) 25% đạm urê và kali, 30% lân supe. Lần 2 bón sau thu hoạch 15 ngày thúc cành thu, kết hợp với tỉa cành giúp cây phục hồi sinh trưởng tương ứng với 50% đạm urê, 25% kali, 40% lân supe.
Bà con cần đào rãnh xung quanh cây theo hình chiếu của tán với bề mặt rãnh rộng 20 đên 30cm, sâu 30cm, sau đó rải phân, lấp đất và tưới nước giữ ẩm. Hoặc có thể đào 3 rãnh theo hình vành khăn xung quanh tán đề bón, sau sau bón tiếp phần còn lại.
Có thể bạn quan tâm

Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Lai Vung (Đồng Tháp) cho biết, hiện tại huyện có khoảng 20 tấn quýt hồng rải vụ đang gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ.

Ông Trần Châu Giang - Phó phòng NN&PTNT huyện Duy Xuyên (Quảng Nam) cho biết, gần cuối tháng 3 dương lịch đến nay tại xã Duy Thành và Duy Vinh có khoảng 15ha tôm thẻ chân trắng của hàng chục hộ dân bị nhiễm bệnh chết hàng loạt, ước tổng thiệt hại hơn 100 triệu đồng.

Hơn 1 tháng nay, người trồng mít Thái siêu sớm ở các vùng trọng điểm chuyên canh mít của tỉnh Tiền Giang như: Cái Bè, Cai Lậy đứng ngồi không yên vì loại mít này bất ngờ tuột giá mạnh.

Sau khi học tập kinh nghiệm và tiếp nhận quy trình sản xuất giống cá lăng đuôi đỏ tại Bình Định, kỹ sư Lưu Quốc Thắng, cán bộ kỹ thuật Trung tâm Giống và Kỹ thuật thủy sản Phú Yên đã ứng dụng cho sinh sản nhân tạo thành công giống cá này ở Phú Yên.

Nuôi thả các loài cá truyền thống như trôi, chép, mè nhưng nhờ thay đổi phương pháp chăm sóc theo hướng an toàn sinh học đã mang lại hiệu quả cao cho người nông dân. Đây là mô hình do Trung tâm Khuyến nông Hà Nội triển khai thí điểm tại xã Đại Đồng, huyện Thạch Thất với quy mô 2 ha.