Cha vận động con làm cán bộ hội

Ông Trần Huynh (phải) và con trai Trần Thanh Hà kiểm tra lứa bồ cầu do anh Hà nuôi.
Ông là Trần Huynh - Bí thư chi bộ Xuân Hòa A2, 87 tuổi đời, 67 tuổi đảng, làm Bí thư chi bộ khối phố 32 năm (từ 1983 đến nay).
Theo Chủ tịch Hội ND phường Thanh Khê Đông Lê Nguyên Khánh, ông Huynh đã quyết tâm thành lập chi hội ND khi mà khối phố Xuân Hà tách ra làm 2 chi bộ. Thời điểm này, địa bàn của khối phố là khu dân cư đô thị không còn hộ nào làm nông.
Ở phường Thanh Khê Đông có nhiều bí thư chi bộ không muốn có chi hội ND. Thế nhưng Bí thư chi bộ Trần Huynh lại quyết tâm thành lập chi hội ND.
Ông tham gia và đóng góp đáng kể trong việc kết nạp 13 hội viên cho chi hội, là những xe thồ, xích lô, buôn bán nhỏ, thợ nề, sửa xe máy…
Khi chi hội ND Xuân Hà 2 vừa thành lập thì chi hội phó xin nghỉ, rồi chi hội trưởng cũng xin nghỉ, ông Huynh phải tìm người thay thế. Nhưng vận động ai cũng không chịu làm chi hội trưởng.
Tất nhiên, là bí thư chi bộ không thể làm thay mãi vai trò của chi hội trưởng nên ông Huynh phải khó nhọc tìm người. Kết quả, ông đã “tìm” ra con trai mình là anh Trần Thanh Hà, quân nhân xuất ngũ, làm nghề nuôi chim bồ câu.
“Ba vận động tôi làm chi hội trưởng, nghe cũng oải, nhưng không thể từ chối. Thôi cũng là cái chung của phong trào khối phố, mỗi người gánh vác một tay” – ông Hà thổ lộ.
Về phương hướng hoạt động của chi hội, anh Hà cho biết, trước mắt, chi hội sẽ đứng ra làm hồ sơ vay vốn Quỹ Hỗ trợ ND cho các hội viên có nhu cầu;
Khảo sát nhu cầu hội viên cần đất để xây dựng các mô hình sản xuất nấm, cây cảnh, sau đó làm đề án gửi lên các cấp có thẩm quyền để mượn đất trống trong khối phố cho hội viên sản xuất.
“Phải gắn quyền lợi với nghĩa vụ thì mới giữ chân hội viên lâu dài được. Đây là điều mà ba tôi hay dặn dò và tôi thấy có lý” – anh Hà tâm sự.
Có thể bạn quan tâm

Giá tôm thẻ nguyên liệu (dùng chế biến tôm xuất khẩu) giảm liên tục trong thời gian gần đây khiến nhiều người nuôi tôm vùng Đồng bằng sông Cửu Long vội vàng thu hoạch tôm đang nuôi để tránh mất giá.

Mỗi khi lúa vào giai đoạn thu hoạch cũng là “mùa” của người nuôi vịt chạy đồng. Những năm qua, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, người nuôi vịt chạy đồng bao phen “chìm nổi” với nghề.

Ông Nguyễn Kim Đoán, Phó chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai cho biết, thời gian qua, giá heo hơi liên tục tăng cao, khiến nhiều người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh ào ạt tăng đàn. Riêng huyện Thống Nhất mức độ tăng đàn khoảng 19%. Việc ào ạt tăng đàn heo sẽ dẫn đến cung vượt cầu, khả năng giá sẽ giảm.

Anh Nguyễn Minh Phong, ngụ ấp 1, xã Thạnh Tân, huyện Tân Phước (Tiền Giang) là thanh niên mạnh dạn áp dụng mô hình nuôi gà Đông Tảo trên vùng đất mới.

Chăn nuôi vịt ven biển là nghề có truyền thống từ lâu đời ở huyện Đầm Hà (Quảng Ninh) vì điều kiện ở đây rất phù hợp, đồng thời nó lại là một nghề không cần vốn đầu tư nhiều so với những ngành chăn nuôi khác, thời gian nuôi ngắn, xoay vòng vốn nhanh, tận dụng được nguồn thức ăn tự nhiên. Đã có nhiều hộ dân giàu lên khi mạnh dạn đầu tư vào nuôi vịt.