Chả cá Quy Nhơn được bảo hộ độc quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận

Theo đó, UBND TP Quy Nhơn là cơ quan được giao quyền quản lý sử dụng giấy chứng nhận kể trên. Sản phẩm được bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận gồm 2 nhóm: sản xuất, chế biến (sản phẩm chả cá tươi sống và chả cá đã chiên, hấp được đóng gói, bảo quản hợp tiêu chuẩn quy định); kinh doanh, mua bán sản phẩm chả cá. Khu vực chế biến sản phẩm mang nhãn hiệu “Chả cá Quy Nhơn” được xác lập tại địa bàn 8 phường: Hải Cảng, Nhơn Bình, Lý Thường Kiệt, Thị Nại, Đống Đa, Quang Trung, Trần Phú và Ghềnh Ráng.
Quy Nhơn hiện có hơn 100 hộ dân làm nghề chế biến chả cá, trong đó có khoảng 40 hộ sản xuất quy mô lớn. Khi nhãn hiệu chứng nhận “Chả cá quy Nhơn” được bảo hộ sẽ là điều kiện để phát triển, giữ vững chất lượng sản phẩm này, giúp các cơ sở chế biến chả cá ở Quy Nhơn tăng giá trị sản phẩm.
Như vậy, đến thời điểm này, toàn tỉnh có 3 sản phẩm đặc trưng được xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu chứng nhận là chả cá Quy Nhơn, kiệu tươi Phù Mỹ (được công nhận năm 2014) và yến sào Bình Định (được công nhận năm 2013).
Có thể bạn quan tâm

Đối với các địa phương chưa được xem xét bổ sung kinh phí thực hiện chính sách bảo vệ và phát triển đất trồng lúa theo quy định tại Nghị định số 42/2012/NĐ-CP ngày 11/5/2012 của Chính phủ, Bộ Tài chính tổng hợp, đề xuất báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

UBND tỉnh Bình Định vừa phê duyệt dự án đầu tư xây dựng bến cá Tân Phụng, xã Mỹ Thọ (huyện Phù Mỹ) và bến cá Nhơn Lý, xã Nhơn Lý (TP Quy Nhơn) thuộc dự án nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững tỉnh Bình Định.

Sở NN-PTNT tham mưu cho UBND thành phố ban hành quy định phân công, phân cấp quản lý giữa các đơn vị thuộc sở, giữa các sở, ngành, quận, huyện, xã để tránh chồng chéo…

Ông cho biết, năm 2013, gia đình ông thu hoạch được khoảng 3 tấn củ tươi/sào, thì năm 2014 chỉ được gần 1,5 tấn, với lượng tinh bột khoảng 20kg/tạ. Bên cạnh đó, giá bán cũng thấp hơn nhiều so vụ trước từ 7.000 – 8.000đ/kg củ tươi (năm 2013 khoảng 15 – 17 ngàn đồng/kg). Giá tinh bột sau khi chế biến 80 ngàn đồng/kg (giảm 10% so năm 2013). Vì thế, người trồng sắn dây đang đứng trước nguy cơ bị thua lỗ nặng.

Dự báo lượng gạo tiêu dùng trên toàn thế giới trong năm nay đạt khoảng 500 triệu tấn, tăng 1,7% so với năm 2014 và lượng tiêu thụ theo đầu người cũng tăng lên tới 57,5kg. Điều này dẫn tới lượng gạo buôn bán trên thế giới sẽ tăng khoảng 50 triệu tấn.