Chả cá Quy Nhơn được bảo hộ độc quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận

Theo đó, UBND TP Quy Nhơn là cơ quan được giao quyền quản lý sử dụng giấy chứng nhận kể trên. Sản phẩm được bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận gồm 2 nhóm: sản xuất, chế biến (sản phẩm chả cá tươi sống và chả cá đã chiên, hấp được đóng gói, bảo quản hợp tiêu chuẩn quy định); kinh doanh, mua bán sản phẩm chả cá. Khu vực chế biến sản phẩm mang nhãn hiệu “Chả cá Quy Nhơn” được xác lập tại địa bàn 8 phường: Hải Cảng, Nhơn Bình, Lý Thường Kiệt, Thị Nại, Đống Đa, Quang Trung, Trần Phú và Ghềnh Ráng.
Quy Nhơn hiện có hơn 100 hộ dân làm nghề chế biến chả cá, trong đó có khoảng 40 hộ sản xuất quy mô lớn. Khi nhãn hiệu chứng nhận “Chả cá quy Nhơn” được bảo hộ sẽ là điều kiện để phát triển, giữ vững chất lượng sản phẩm này, giúp các cơ sở chế biến chả cá ở Quy Nhơn tăng giá trị sản phẩm.
Như vậy, đến thời điểm này, toàn tỉnh có 3 sản phẩm đặc trưng được xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu chứng nhận là chả cá Quy Nhơn, kiệu tươi Phù Mỹ (được công nhận năm 2014) và yến sào Bình Định (được công nhận năm 2013).
Có thể bạn quan tâm

Đời ngư dân quanh năm lấy thuyền làm bạn, xem biển là nhà và đánh bắt hải sản cốt sao vò gạo gia đình không bị vơi. Thế nhưng, nhiều khi biển "nổi sóng" lại khiến họ lắm phen lao đao, đơn cử như Xuân Giáp Ngọ năm nay…

Mặc dù sản lượng, giá cá ngừ thấp nhưng những ngày giáp Tết Nguyên đán, ngư dân TP Tuy Hòa vẫn hồ hởi, tấp nập cho tàu cập bến, vận chuyển cá lên bờ bán cho các thương lái.

Để nâng cao hiệu quả nuôi trồng thuỷ sản, UBND huyện chỉ đạo các đơn vị chuyên môn tập huấn kỹ thuật, có chính sách hỗ trợ đầu tư hạ tầng, khuyến khích nông dân mở rộng diện tích, khảo sát lập quy hoạch xây dựng làng nuôi trồng thủy sản.

Theo thông tin từ cơ quan chuyên môn tỉnh Lào Cai, lượng thủy sản sẵn sàng cung ứng cho người dân trong dịp Tết Nguyên đán hiện đã đạt trên 1.000 tấn.

Những ngày qua, bến cá Mỹ Á, xã Phổ Quang (Đức Phổ - Quảng Ngãi) nhộn nhịp kẻ bán – người mua. Ngư dân rất phấn khởi vì trúng đậm hải sản sau mỗi chuyến đánh bắt.