Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

CEO ngoại chỉ ra 4 điểm đáng tiếc của nông nghiệp Việt Nam

CEO ngoại chỉ ra 4 điểm đáng tiếc của nông nghiệp Việt Nam
Ngày đăng: 14/10/2015

Chia sẻ tại một hội thảo tổ chức giữa tuần, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Quốc Doanh cho biết:

Năm 2014, xuất khẩu nông sản đạt 30,8 tỷ USD, chiếm 2% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Nông nghiệp cũng là một ngành xuất siêu của Việt Nam.

Một tín hiệu vui là từ năm 2010 đến nay, lĩnh vực tư nhân đầu tư vào nông nghiệp tăng xấp xỉ 2 lần. Tuy vậy, Thứ trưởng Doanh cho biết: Đầu tư tư nhân vào nông nghiệp ở Việt Nam còn thấp, quy mô rất nhỏ.

“Đặc biệt, thời gian gần đây, FDI (đầu tư trực tiếp nước ngoài – PV) vào nông nghiệp rất hạn chế, có sự chững lại. Cách đây 5 năm, tỷ trọng FDI vào nông nghiệp chiếm 5%, thì 3 năm gần đây, tỷ trọng này chỉ đạt được gần 0,5%”, ông Doanh nói.

Vì đâu tỷ trọng FDI vào nông nghiệp sụt mạnh đến vậy?

Ông Richard Gilmore – CEO Tập đoàn GIC, sáng lập viên kiêm Chủ tịch Diễn đàn An toàn thực phẩm toàn cầu – đã chỉ ra rằng: Thực chất, nông nghiệp là một lĩnh vực cạnh tranh ở Việt Nam và đáng tiền để đầu tư.

“Tuy nhiên, khi nghĩ tới FDI, ai cũng nghĩ ra những ưu điểm, thuận lợi mà không nghĩ đến những hạn chế, đặc biệt trong giai đoạn đầu tư ban đầu”, ông Richard nói.

Những hạn chế này, theo ông Richard, gồm:

Một là, nếu bước vào nông nghiệp Việt Nam, FDI phải làm sao để đầu tư được đến từng giai đoạn của chuỗi giá trị, tức đến tận hạ nguồn của chuỗi giá trị.

Điều này liên quan mật thiết đến mô hình đầu tư.

Hai là, cơ sở hạ tầng của Việt Nam còn nhiều điểm hạn chế.

“Trong 7 quốc gia ASEAN chúng tôi nghiên cứu, Việt Nam đứng thứ 5 về thời gian chuyên chở sản phẩm trong lãnh thổ Việt Nam cũng như thời gian cần để vận chuyển sản phẩm ra khỏi lãnh thổ quốc gia”, ông Richard cho biết.

“Việc mất nhiều thời gian vận chuyển sẽ ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả kinh doanh, gây thất thoát, thiệt hại cho doanh nghiệp rất lớn. Những ai từng làm hoạt động xuất khẩu có thể hiểu điều này”.

Điều kiện cơ sở vật chất như vậy cho thấy những hạn chế rất lớn, đặc biệt khi Việt Nam muốn tham gia nhiều hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Ba là, cần có hệ thống làm lạnh.

Để đầu tư cho hệ thống làm lạnh cần lượng đầu tư lớn cũng như kỹ năng quản lý.

Việc quản lý sản phẩm để tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ đặt ra những yêu cầu khác so với những gì nông nghiệp Việt Nam từng làm được cách đây 5 - 10 năm.

“Sẽ cần có nhiều quy định như an toàn thực phẩm chẳng hạn. Mặc dù nhiều cơ quan tổ chức đã triển khai việc này, nhưng chúng tôi vẫn rất quan ngại vì vấn đề này chưa được giải quyết triệt để”, ông Richard cho hay.

Bốn là, vấn đề gia nhập thị trường, tìm nguồn vốn ngắn và dài hạn.

Chúng ta cần có khả năng tiếp cận nguồn tài chính ngắn hạn nếu muốn tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Ngoài ra, còn có các công cụ tài chính cũng như các công cụ để phòng ngừa rủi ro như vấn đề bảo hiểm, công nghệ thấp trong nông nghiệp.

“Hãy nhớ khi nói về nông nghiệp ở bất cứ điểm nào trong chuỗi giá trị, chúng ta đều nói về hình thức sản xuất nông nghiệp thâm dụng vốn, từ hoạt động sản xuất đến đóng gói, bao bì…

Chúng ta phải đáp ứng được yêu cầu về an toàn thực phẩm, chất lượng sản phẩm, không chỉ đáp ứng yêu cầu chất lượng trong nước mà còn cả yêu cầu của nước ngoài theo chuẩn quốc tế”, ông Richard nhấn mạnh.

“Yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng càng cao thì yêu cầu về tài chính cũng càng cao”.


Có thể bạn quan tâm

Rô Mô - Mùa Sầu Riêng Chín Rô Mô - Mùa Sầu Riêng Chín

Chúng tôi muốn tham quan các vườn cây trái đẹp, nhưng thôn trưởng Võ Văn Lộc lắc đầu, vì hơn 70 hộ tạm trú làm vườn đều đã đóng cửa nhà đi chơi, ăn tết Đoan ngọ. Trong thôn chỉ còn một số nhà, trong đó có ông mà ông thì cũng đang rộn ràng với tết…

19/06/2013
Mất Mùa Lúa, Được Mùa Sắn Mất Mùa Lúa, Được Mùa Sắn

Do chuột và sâu bệnh nên năng suất lúa hè thu năm nay của nông dân huyện Quảng Điền (Thừa Thiên Huế) chỉ đạt 49 tạ/ha. Tuy nhiên, nỗi buồn này phần nào được bù đắp khi cây sắn vừa được mùa lẫn được giá.

27/08/2013
Phòng Chống Dịch Cúm Gia Cầm Trên Chim Cút Phòng Chống Dịch Cúm Gia Cầm Trên Chim Cút

Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, từ 2/7/2013 đến nay, dịch cúm gia cầm đã xảy ra ở một số hộ chăn nuôi chim cút tại tỉnh Tiền Giang; một số chim cút mắc bệnh và phải tiêu hủy là hơn 26 ngàn con, nguy cơ dịch lây lan sang đàn gia cầm là rất cao.

06/08/2013
Mô Hình Trồng Sắn Xen Đậu Phộng Cho Hiệu Quả Cao Mô Hình Trồng Sắn Xen Đậu Phộng Cho Hiệu Quả Cao

Nhằm từng bước thay đổi tập quán sản xuất của người dân, hướng đến việc canh tác theo hướng xen canh, mang lại hiệu quả kinh tế cao; kỹ sư Đặng Văn Trọng, Bí thư Đảng ủy xã Xuân Quang 3 đã thực hiện thành công mô hình trồng sắn xen đậu phộng ở huyện miền núi Đồng Xuân (Phú Yên).

07/08/2013
Vui Mùa Thanh Trà Vui Mùa Thanh Trà

Đến hẹn lại lên, cuối hạ, dọc theo tuyến đường ĐT616 đoạn qua xã Tiên Hiệp (huyện Tiên Phước, Quảng Nam) lại thấy một màu xanh vàng đẹp mắt của những trái thanh trà, đặc sản vùng quê Trà Khân…

07/08/2013