CCB Lường Văn Tụi Làm Kinh Tế Giỏi

Phát huy truyền thống bộ đội Cụ Hồ, những năm qua, trên địa bàn huyện Mường Ảng đã xuất hiện nhiều tấm gương cựu chiến binh (CCB) làm kinh tế giỏi. Trong đó có ông Lường Văn Tụi ở bản Bua, xã Ẳng Tở phát triển kinh tế mô hình VAC. Hàng năm mô hình kinh tế của ông cho thu nhập hàng trăm triệu đồng.
Năm 1968 khi mới 20 tuổi, nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc chàng thanh niên dân tộc Thái Lường Văn Tụi xung phong lên đường nhập ngũ và được biên chế về đại đội 12, tiểu đoàn 3, trung đoàn 35, Quân khu 2. Chiến sĩ Lường Văn Tụi đã tham gia chiến đấu ở chiến trường nước bạn Lào. Sau những năm tháng chiến đấu rèn luyện trong quân đội, năm 1991, ông Lường Văn Tụi được nghỉ hưu về phát triển kinh tế ở bản Bua, xã Ẳng Tở.
Mặc dù điều kiện kinh tế gia đình khó khăn do thiếu tư liệu, kiến thức sản xuất, con nhỏ, nhưng phát huy phẩm chất người lính, ông nỗ lực tìm cách thoát nghèo. Ban đầu, ông mạnh dạn vay mượn tiền của bạn bè và người thân trong gia đình để xây dựng chuồng nuôi lợn với quy mô hơn chục con, đào ao thả cá và khai hoang hơn 3.000m2 đất trồng lúa nước. Nhờ đó, gia đình ông đã đủ ăn và có điều kiện nuôi các con ăn học.
Năm 2008, nhờ chủ trương phát triển cây cà phê của UBND huyện Mường Ảng, với sự hỗ trợ của huyện về giống cây, phân bón và được tham gia các lớp tập huấn đào tạo trồng, chăm sóc cây cà phê, ông Tụi đã mạnh dạn chuyển đổi 5ha đất đồi sang trồng cà phê.
Đến năm 2011, khi cây cà phê bắt đầu cho thấy giá trị kinh tế, ông Tụi tiếp tục mở rộng thêm 2ha. Hiện nay với 5ha cà phê, cho thu nhập năm thứ 2 và 2ha cà phê chuẩn bị được thu quả, cùng với trồng lúa nước, chăn nuôi lợn, hàng trăm con gà, vịt, hàng năm cho gia đình ông thu nhập từ 250 đến 300 triệu đồng.
Ông Lường Văn Bình, Chủ tịch Hội CCB xã Ẳng Tở cho biết: Gia đình ông Tụi luôn đi đầu trong thực hiện các phong trào, các cuộc vận động của xã, bản; gia đình đạt văn hoá 3 năm liên tục, luôn ủng hộ đầy đủ các loại quỹ vì người nghèo, quỹ trẻ thơ, quỹ đền ơn đáp nghĩa… Đặc biệt, ông Tụi rất nhiệt tình chia sẻ kinh nghiệm của mình cho những hộ khác trong thôn học tập. Nhiều gia đình sau khi được ông Tụi chia sẻ kinh nghiệm đã vươn lên thoát nghèo và làm giàu.
Hiện tại gia đình ông Tụi đã xây dựng được căn nhà sàn khang trang với đầy đủ tiện nghi và nuôi 6 người con ăn học trưởng thành, 5 người con làm cán bộ Nhà nước; con út đang học đại học. Là hội viên hội CCB xã có trách nhiệm, có ý thức xây dựng Hội tốt, được đồng đội và bà con yêu mến, kính trọng, ông Tụi còn gương mẫu thực hiện tốt “Cuộc vận động làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và phong trào “Thi đua là yêu nước – yêu nước thì phải thi đua” được UBND huyện khen thưởng vì có thành tích xuất sắc trong việc xây dựng gia đình và phát triển kinh tế. CCB Lường Văn Tụi xứng đáng là người lính Cụ Hồ, là tấm gương làm kinh tế giỏi để mọi người học tập và làm theo.
Nguồn bài viết: http://www.baodienbienphu.com.vn/kinh-t%E1%BA%BF/ccb-l%C6%B0%E1%BB%9Dng-v%C4%83n-t%E1%BB%A5i-l%C3%A0m-kinh-t%E1%BA%BF-gi%E1%BB%8Fi
Có thể bạn quan tâm

Dân Việt trân trọng giới thiệu bài viết “Đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp và tăng thu nhập bền vững cho người nông dân: Cần đột phá ở khâu trước và sau nông dân” của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân.

Tại buổi giới thiệu cơ hội đầu tư cổ phiếu của Công ty Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) chiều 25/11 ở TP HCM, Tổng giám đốc Bùi Minh Tiến cho hay, theo lộ trình ngày 11/12, Đạm Cà Mau sẽ chào bán 128,9 triệu cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO), tương đương 24,36% vốn điều lệ với giá khởi điểm 12.000 đồng một cổ phiếu. Dự kiến, đến cuối quý I/2015 công ty sẽ chính thức niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán TP HCM.

Hiện tại, củ dền tại vườn có giá 18.000 đồng một kg, bán lẻ tại chợ Đà Lạt từ 23.000 đến 25.000 đồng, được ghi nhận là cao nhất từ trước tới nay. Vào thời điểm đầu năm, giá loại củ này chỉ trên dưới 1.000 đồng một kg, nhiều nhà vườn đã phải phá bỏ hoặc cho bò ăn, dẫn đến hạn chế canh tác.

Bà Dàng tâm sự: “Giá mía quá rẻ, tôi bán chỉ được 700 đ/kg. Thương lái đặt cọc có 1 triệu đồng và hẹn hơn 20 ngày nữa mới tới thu mua. Trong khi mía đã trổ cờ, đến lúc đó mía bị bọng ruột và khô hết, chắc chẳng còn được mấy tấn/công. Tình hình này thì nông dân trắng tay, không biết lấy đâu ra vốn đầu tư cho vụ tiếp theo”.

Được phù sa sông Cửu Long bồi đắp và điều kiện thiên nhiên ưu đãi, Đồng Tháp có tiềm năng to lớn trong sản xuất lúa gạo, trái cây, thủy sản .. Từ năm 2012, Đồng Tháp đã vươn lên tốp đầu của cả nước về chỉ số năng lực cạnh tranh cao (CPI) cấp tỉnh, thu hút đầu tư, hợp tác phát triển sản xuất kinh doanh, nhất là trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.