Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

CCB Lường Văn Tụi Làm Kinh Tế Giỏi

CCB Lường Văn Tụi Làm Kinh Tế Giỏi
Ngày đăng: 05/12/2014

Phát huy truyền thống bộ đội Cụ Hồ, những năm qua, trên địa bàn huyện Mường Ảng đã xuất hiện nhiều tấm gương cựu chiến binh (CCB) làm kinh tế giỏi. Trong đó có ông Lường Văn Tụi ở bản Bua, xã Ẳng Tở phát triển kinh tế mô hình VAC. Hàng năm mô hình kinh tế của ông cho thu nhập hàng trăm triệu  đồng.

Năm 1968 khi mới 20 tuổi, nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc chàng thanh niên dân tộc Thái  Lường Văn Tụi xung phong lên đường nhập ngũ và được biên chế về đại đội 12, tiểu đoàn 3, trung đoàn 35, Quân khu 2. Chiến sĩ Lường Văn Tụi đã tham gia chiến đấu ở chiến trường nước bạn Lào. Sau những năm tháng chiến đấu rèn luyện trong quân đội, năm 1991, ông Lường Văn Tụi được nghỉ hưu về phát triển kinh tế ở bản Bua, xã Ẳng Tở.

Mặc dù điều kiện kinh tế gia đình khó khăn do thiếu tư liệu, kiến thức sản xuất, con nhỏ, nhưng phát huy phẩm chất người lính, ông nỗ lực tìm cách thoát nghèo. Ban đầu, ông mạnh dạn vay mượn tiền của bạn bè và người thân trong gia đình để xây dựng chuồng nuôi lợn với quy mô hơn chục con, đào ao thả cá và khai hoang hơn 3.000m2 đất trồng lúa nước. Nhờ đó, gia đình ông đã đủ ăn và có điều kiện nuôi các con ăn học.

Năm 2008, nhờ chủ trương phát triển cây cà phê của UBND huyện Mường Ảng, với sự hỗ trợ của huyện về giống cây, phân bón và được tham gia các lớp tập huấn đào tạo trồng, chăm sóc cây cà phê, ông Tụi đã mạnh dạn chuyển đổi 5ha đất đồi sang trồng cà phê.

Đến năm 2011, khi cây cà phê bắt đầu cho thấy giá trị kinh tế, ông Tụi tiếp tục mở rộng thêm 2ha. Hiện nay với 5ha cà phê, cho thu nhập năm thứ 2 và 2ha cà phê chuẩn bị được thu quả, cùng với trồng lúa nước, chăn nuôi lợn, hàng trăm con gà, vịt, hàng năm cho gia đình ông thu nhập từ  250 đến 300 triệu đồng.

Ông Lường Văn Bình, Chủ tịch Hội CCB xã Ẳng Tở cho biết: Gia đình ông Tụi luôn đi đầu trong thực hiện các phong trào, các cuộc vận động của xã, bản; gia đình đạt văn hoá 3 năm liên tục, luôn ủng hộ đầy đủ các loại quỹ vì người nghèo, quỹ trẻ thơ, quỹ đền ơn đáp nghĩa… Đặc biệt, ông Tụi rất nhiệt tình chia sẻ kinh nghiệm của mình cho những hộ khác trong thôn học tập. Nhiều gia đình sau khi được ông Tụi chia sẻ kinh nghiệm đã vươn lên thoát nghèo và làm giàu.

Hiện tại gia đình ông Tụi đã xây dựng được căn nhà sàn khang trang với đầy đủ tiện nghi và nuôi 6 người con ăn học trưởng thành, 5 người con làm cán bộ Nhà nước; con út đang học đại học. Là hội viên hội CCB xã có trách nhiệm, có ý thức xây dựng Hội tốt, được đồng đội và bà con yêu mến, kính trọng, ông Tụi còn gương mẫu thực hiện tốt “Cuộc vận động làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và phong trào “Thi đua là yêu nước – yêu nước thì phải thi đua” được UBND huyện khen thưởng vì có thành tích xuất sắc trong việc xây dựng gia đình và phát triển kinh tế. CCB Lường Văn Tụi xứng đáng là người lính Cụ Hồ, là tấm gương làm kinh tế giỏi để mọi người học tập và làm theo.

Nguồn bài viết: http://www.baodienbienphu.com.vn/kinh-t%E1%BA%BF/ccb-l%C6%B0%E1%BB%9Dng-v%C4%83n-t%E1%BB%A5i-l%C3%A0m-kinh-t%E1%BA%BF-gi%E1%BB%8Fi


Có thể bạn quan tâm

Chuyển Biến Trong Ứng Dụng Tiến Bộ Khoa Học Vào Sản Xuất Nông Nghiệp Ở Mèo Vạc Chuyển Biến Trong Ứng Dụng Tiến Bộ Khoa Học Vào Sản Xuất Nông Nghiệp Ở Mèo Vạc

Mèo Vạc lâu nay vốn là huyện gặp nhiều khó khăn trong sản xuất nông nghiệp, tập quán canh tác lâu đời có ảnh hưởng lớn đến năng suất, sản lượng cây trồng. Xác định chú trọng phát triển nông nghiệp để từng bước XĐGN bền vững, vài năm trở lại đây, địa phương đã mạnh dạn áp dụng KHKT vào sản xuất, nâng cao giá trị nông sản. Trong đó, việc ứng dụng tiến bộ khoa học (TBKH) vào mô hình sản xuất rau an toàn được xem là hướng đi khá hiệu quả.

14/10/2014
Tìm Hướng Đi Bền Vững Cho Cây Ăn Trái Tìm Hướng Đi Bền Vững Cho Cây Ăn Trái

Vườn cây ăn trái là thế mạnh của vùng ĐBSCL, thế nhưng nhiều năm qua, hàng loạt nông dân làm vườn lâm vào cảnh thua lỗ, nợ chất chồng bởi thực trạng “tới mùa, rớt giá” lặp đi lặp lại. Giải pháp nào giúp nông dân làm vườn sống được trên mảnh vườn của mình đang là vấn đề bức bách đặt ra.

14/10/2014
Mô Hình Chuyển Đổi Đất Trồng Lúa Kém Hiệu Quả Sang Trồng Cỏ Nuôi Dê Sinh Sản Mô Hình Chuyển Đổi Đất Trồng Lúa Kém Hiệu Quả Sang Trồng Cỏ Nuôi Dê Sinh Sản

Dê là con vật dễ nuôi, khỏe mạnh, ít bệnh tật, tiêu hóa chủ yếu thức ăn xơ, không lệ thuộc vào thức ăn tinh, vốn đầu tư ít, không chiếm quá nhiều diện tích đất nên đang được nhiều hộ nông dân chọn nuôi. Mặt khác, dê thương phẩm đang có thị trường tiêu thụ rộng, giá bán khá cao từ 120-130 nghìn đồng/kg.

14/10/2014
Những Nông Dân Những Nông Dân "Vàng" Xứ Quảng

Ông Mậu vui vẻ cho hay: Cơ duyên đưa ông đến với nghề trồng thanh long ruột đỏ thật tình cờ. Cách đây 4 năm, số là một lần xem chương trình “Đấu trường 100, khi MC Thái Tuấn đưa câu hỏi “Thanh long ruột đỏ được trồng đầu tiên ở Việt Nam là ở địa phương nào?”.

14/10/2014
"Cơn Lốc" Bỏ Cao Su, Trồng Sắn

Mủ cao su 2 năm trở lại đây liên tục giảm. Người trồng cao su lại đua nhau chặt bỏ vườn cây được mệnh danh là “vàng trắng” để chuyển sang những cây trồng khác, như mì, mía.

14/10/2014