Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cây Trồng Biến Đổi Gen Không Gây Hại

Cây Trồng Biến Đổi Gen Không Gây Hại
Ngày đăng: 25/08/2014

Mặc dù đã trải qua 5 năm khảo nghiệm nhưng cây trồng biến đổi gen (bắp) vẫn chưa thể rời các vườn thí nghiệm để ra đồng ruộng với nông dân.

Nguyên nhân

Theo nhiều chuyên gia, đây là một thành tựu công nghệ có tính đột phá, đã và đang được triển khai ở nhiều quốc gia và chính Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát cũng nhiều lần khẳng định, áp dụng công nghệ sinh học là chiến lược để phát triển nền nông nghiệp Việt Nam của Chính phủ.

Gần 5 năm trước, khi mới bắt đầu tiến hành khảo nghiệm các giống bắp biến đổi gen tại Việt Nam theo quy trình quy định, Bộ NN-PTNT đã từng tuyên bố rằng bắt đầu từ năm 2012 sẽ cho phép nhân rộng sau khi các nhà khoa học khẳng định những tính ưu việt và khả năng an toàn của các giống bắp được khảo nghiệm.

Tuy nhiên cho đến nay đã thêm 3 năm, tất cả gần như vẫn dậm chân tại chỗ mặc dù việc khảo nghiệm đã hoàn thành.

Lộ trình đưa cây trồng biến đổi gen vào Việt Nam liên tục gặp trở ngại do một số nhà khoa học dẫn theo tài liệu nước ngoài cho rằng cây biến đổi gen sẽ để lại những hậu quả về môi trường và sức khỏe con người. Tuy nhiên gần đây, những thông tin có tính cáo buộc đăng tải ở một số nước cũng đã dần bị rút lại khi nhiều cơ quan tuyên bố đó là những khảo cứu không có cơ sở chính xác.

Đã có 1.783 công trình nghiên cứu về cây trồng biến đổi gen và các nhà nghiên cứu khẳng định đã không tìm ra bằng chứng đáng tin cậy nào cho thấy thực phẩm biến đổi gen có bất kỳ mối nguy hại nào đối với con người và động vật. Những thông tin đưa ra trước đó đã làm nhiều người lo ngại và các cơ quan cũng tỏ ra dè dặt hơn với cây trồng biến đổi gen. Ngoài ra, còn có một khó khăn khác là những quy định về quy trình và thủ tục.

Động thái mới đây khi Bộ NN-PTNT tuyên bố công nhận 4 giống bắp biến đổi gen được khảo nghiệm tại Việt Nam đủ điều kiện để làm thức ăn chăn nuôi và thực phẩm, tức không gây hại, là một tín hiệu mở cho các sản phẩm bắp biến đổi gen. Tuy vậy, để cây bắp có thể ra ruộng đồng lại không phải dễ, bởi còn phải tiếp tục trải qua nhiều thủ tục rườm rà và quá trình xem xét lại của những bộ có liên quan như TN-MT, Y tế…

Càng chần chừ càng thiệt hại

Trao đổi với PV Báo SGGP, TS Lê Huy Hàm, Viện trưởng Viện Di truyền nông nghiệp cung cấp, từ nhiều năm nay, các sản phẩm biến đổi gen của các nước đã có mặt tại Việt Nam, được nhập vào Việt Nam với khối lượng lớn.

Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, ông Lê Bá Lịch cho biết, hàng năm chúng ta đang nhập khoảng 4 triệu tấn đậu tương và gần 1,5 triệu tấn bắp… chủ yếu từ Argentina, Mỹ, Ấn Độ là những nước đang trồng cây biến đổi gen trên diện rộng – tốn một lượng ngoại tệ không nhỏ. Rõ ràng, sản phẩm biến đổi gen đã có mặt ở khắp thị trường Việt Nam.

Việc chần chừ đưa cây bắp biến đổi gen ra trồng trên diện rộng để tạo ra bước đột phá và chủ động về nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi không chỉ tiếp tục đẩy chúng ta phải phụ thuộc vào nước ngoài mà còn gây thiệt thòi cho người trồng trọt và cả chính người chăn nuôi.

Ông Lê Bá Lịch phân tích, nhiều năm nay, giá thức ăn chăn nuôi liên tục bị đẩy lên cao, nông dân phải bán thịt heo, gà dưới giá thành vì đang sử dụng phần lớn thức ăn chăn nuôi ngoại nhập.

TS Lê Huy Hàm cho biết thêm, qua nhiều lần kiểm tra, khảo nghiệm rất chặt chẽ tại tất cả các vùng miền, điều kiện khí hậu khác nhau ở Việt Nam, các giống bắp biến đổi gen đã thể hiện tính ưu việt hơn hẳn về năng suất so với các giống bắp thường.

Đặc biệt, kết quả khảo nghiệm trên diện hẹp và diện rộng cho thấy các giống bắp không hề gây ảnh hưởng tới môi trường như các thông tin, tài liệu công bố. Nhiều chuyên gia cũng cho rằng, việc khảo nghiệm chỉ là tuân theo quy định của Việt Nam, còn sự thật là cây bắp biến đổi gen đã và đang được trồng phổ biến ở nhiều quốc gia.

Theo Bộ NN-PTNT, hiện chúng ta đã hoàn thiện khung pháp lý đánh giá an toàn sinh học và đã ban hành thông tư quy định quy trình, thủ tục cấp và thu hồi giấy xác nhận thực vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi.

Mới đây, Bộ TN-MT cũng đã ban hành thông tư đánh giá an toàn sinh học đối với cây trồng biến đổi gen và họp Hội đồng An toàn sinh học để đánh giá về cây trồng biến đổi gen. Đây là những tín hiệu để mở cửa cho cây trồng biến đổi gen ra đồng ruộng.

*Theo số liệu của Bộ NN-PTNT và Tổng cục Hải quan, trong 6 tháng đầu năm 2014, cả nước đã nhập 856.000 tấn đậu tương với giá trị 504 triệu USD, tăng 25,8% về lượng và 22,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013; khối lượng bắp nhập 2,33 triệu tấn, giá trị nhập khẩu đạt 599 triệu USD, tăng gấp 2,4 lần về lượng và 87,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.


Có thể bạn quan tâm

Gieo Trồng 6.800ha Cây Ngô Vụ Đông Gieo Trồng 6.800ha Cây Ngô Vụ Đông

Vụ đông năm nay, toàn tỉnh có kế hoạch gieo trồng 6.800 ha ngô, trong đó có 5.000ha ngô cao sản. Các giống ngô được đưa vào gieo trồng chủ yếu là LVN4, LVN99, LVN61, NK4300, NK66, NK6326, CP999, CP888… Toàn tỉnh phấn đấu năng suất ngô vụ đông bình quân đạt 42,5 tạ/ha, sản lượng đạt 28,9 nghìn tấn.

08/10/2014
Hội Thảo Dự Án Phát Triển Cây Thanh Long Trên Đất Vườn Đồi Hội Thảo Dự Án Phát Triển Cây Thanh Long Trên Đất Vườn Đồi

Dự án được thực hiện trong vòng 3 năm (2012-2014), với diện tích 2ha, do 30 hộ dân ở các xã: Quyết Thắng, Cao Ngạn và Lương sơn tham gia. Các hộ tham gia Dự án được hỗ trợ 60% giá giống, 40% giá vật tư, phân bón, được tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật.

08/10/2014
Sẽ Xây 3 Cảng Cá Chuyên Dụng Sẽ Xây 3 Cảng Cá Chuyên Dụng

Ngày 30/9, tin từ Bộ NN-PTNT cho biết Bộ trưởng Cao Đức Phát đã có ý kiến thống nhất với các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Đề án thí điểm tổ chức khai thác, thu mua, chế biến, xuất khẩu cá ngừ theo chuỗi.

08/10/2014
Sản Xuất Con Giống Chất Lượng, Chuẩn Bị Hội Nhập Quốc Tế Sản Xuất Con Giống Chất Lượng, Chuẩn Bị Hội Nhập Quốc Tế

Khởi đầu từ một cơ sở sản xuất tôm giống nhỏ, trang thiết bị thô sơ, đội ngũ lao động chỉ vài chục người, trải qua nhiều khó khăn, đến nay, Doanh nghiệp tư nhân (DNTN) Thủy sản Đắc Lộc đã khẳng định thương hiệu của mình. Hiện sản phẩm tôm giống của doanh nghiệp này được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn GlobalGAP. Đây là tiền đề để DNTN Thủy sản Đắc Lộc hội nhập quốc tế.

08/10/2014
Trà Vinh Kết Thúc Vụ Nuôi Tôm Năm 2014, Trên Địa Bàn Tỉnh Nhiều Hộ Đạt Lợi Nhuận Trên 01 Tỷ Đồng Trà Vinh Kết Thúc Vụ Nuôi Tôm Năm 2014, Trên Địa Bàn Tỉnh Nhiều Hộ Đạt Lợi Nhuận Trên 01 Tỷ Đồng

Theo các cơ quan hữu quan, vào thời điểm giữa tháng 9/2014, giá tôm sú giảm 8.000 đồng/kg xuống mức 248.000 đồng/kg (20 con/kg); giá tôm thẻ tăng 2.000 đồng/kg lên mức 133.000 đồng/kg (60 con/kg)... với giá này, nông dân vẫn có lợi nhuận.

08/10/2014