Cây Thanh Long Trên Vùng Đất Cát

Học xong đại học, thay vì đi xin việc làm ở các doanh nghiệp, anh Lê Phan Hữu Hưng ở xã Xuân Hưng, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai lại về quê với quyết tâm mang kiến thức phục vụ quê hương.
Vượt qua bao khó khăn, anh đã tạo dựng cho mình một mô hình sản xuất hiệu quả mà nhiều người ở xã Xuân Hưng đang học tập.
* Cải tạo đất nghèo
Tốt nghiệp ngành bảo vệ thực vật, anh Hưng xin về làm cán bộ nông nghiệp của xã. Càng gắn bó với nông dân, anh càng thấy cái khó của vùng đất quê mình. Đất cát kém màu mỡ khiến trồng cây gì cũng khó khăn. Chính gia đình anh ở đây cũng vẫn loay hoay trong việc phát triển kinh tế, trồng cây xong rồi lại chặt bỏ.
“Gia đình tôi cũng trồng nhiều thứ cây, như: chuối, điều, xoài, mít, nhãn… Trồng vài năm không hiệu quả lại chặt. Cứ trồng rồi lại chặt rất tốn kém, nghèo vẫn hoàn nghèo. Mỗi năm gia đình thu hoạch được 20 - 30 triệu đồng, không sao khá lên được” - anh Hưng chia sẻ.
Theo anh, có nhiều nguyên nhân khiến nông dân ở đây phát triển kinh tế chậm hơn mọi nơi. Thứ nhất, do vùng đất ở đây không được màu mỡ như nhiều nơi khác; thứ hai là thói quen canh tác, nông dân còn quen sản xuất theo truyền thống chưa có những đột phá trong việc ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất. Sau một thời gian trăn trở, anh Hưng quyết tạo một mô hình phát triển kinh tế chinh phục vùng đất nghèo này. Anh xin nghỉ hẳn công tác ở xã để toàn tâm hơn cho công việc phát triển cây thanh long của mình.
* Hiệu quả từ cây thanh long
Tháng 9 vừa qua, anh Hưng đã được Trung ương Đoàn trao giải thưởng Lương Định Của, đây là sự động viên lớn dành cho anh. Anh Hưng cho biết, anh đến với cây thanh long không phải là cái duyên tình cờ mà từ sự nghiên cứu khá kỹ từ thời còn là sinh viên.
Vốn ít, anh Hưng thực hiện theo phương án “con nhà nghèo”. Đầu tiên, anh bỏ ra 2 triệu đồng mua giống và trồng thanh long bằng trụ tre. 30 trụ thanh long đầu tiên khá thành công. Năm sau vay được thêm ít vốn, anh nâng cấp lên trồng bằng trụ gỗ. Anh Hưng tâm sự: “Trồng thanh long bằng trụ tre hoặc gỗ chỉ được một thời gian là mục, nhưng không có vốn bước đầu phải làm vậy. Mục đích là nhân giống trước, sau khi có thu nhập sẽ cải thiện dần”.
Anh đã phát triển đúng theo hoạch định của mình, diện tích thanh long hàng năm được tăng dần lên từ 30 trụ lên 200 trụ, rồi đến 300 trụ và hiện tại là 2 ngàn trụ, trong đó có 1.500 trụ là thanh long ruột đỏ và 500 trụ thanh long ruột trắng. Anh Hưng dự định phát triển vườn thanh long lên khoảng 5 ngàn trụ. Thu nhập của anh cũng tăng nhanh, từ vài chục triệu đồng ban đầu, nay đã đạt hàng trăm triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Ngọc Hiển (Cà Mau) đã phát triển mô hình nuôi ếch nhưng với vốn đầu tư thấp dễ nuôi, mang lại thu nhập cao.

Theo Sở NN-PTNT, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh Phú Yên thả nuôi được 2.665ha thủy sản các loại, trong đó tôm sú 268ha, tôm thẻ 1.797ha, cá các loại 307ha, thủy sản khác 293ha.

Cá lóc là loài cá ăn tạp, có sức sống cao, khả năng chịu đựng tốt với môi trường. Hiện nay, cá lóc là đối tượng nuôi mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho người dân.

Cuối tháng chín âm lịch, mực nước trên kênh Vĩnh Tế và khu vực Tứ giác Long Xuyên đã xuống thấp, mùa nước bắt đầu rút sớm và không theo thông lệ hàng năm. Ở thời điểm này, hoạt động đánh bắt thủy sản khá yên ắng, nhiều địa bàn được mệnh danh “túi cá đồng” cũng vắng lặng.

Sản lượng nuôi trồng thủy sản tháng 10 năm 2015 ước đạt 298 ngàn tấn, tăng 4,7% so với cùng kì năm trước, đưa tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản 10 tháng đầu năm đạt 2884 ngàn tấn, tăng 2% so với cùng kỳ.