Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cây Sưa Giống Sốt Giá

Cây Sưa Giống Sốt Giá
Ngày đăng: 22/01/2015

Khi giá gỗ sưa trên thị trường chợ đen tăng vùn vụt, nhiều nông dân tỉnh Bình Phước bắt đầu đổ xô trồng giống cây này.

Không ít gia đình đang chặt bỏ những cây truyền thống như cao su, điều để chuyển qua trồng cây sưa với hy vọng sẽ là “cây vàng, cây bạc”. Theo đó giống cây sưa giống tăng lên vùn vụt.

Leo theo cơn sốt

Việc người nông dân “trúng quả” nhờ gỗ sưa, nhu cầu trồng gỗ sưa đang tăng đột biến trên địa bàn tỉnh Bình Phước là hoàn toàn có thật.

Trên các tuyến đường dọc theo thị xã Đồng Xoài về các huyện thị, ngang qua QL13, 14 dễ dàng bắt gặp nhiều cơ sở trưng bảng bán cây sưa giống. Do nhu cầu lớn nên giá cây giống sưa cũng cao ngất ngưởng, có nơi tới vài chục ngàn đồng/cây vài tháng tuổi.

Ông Trần Xuân Cảnh, chủ một cơ sở ươm giống cây sưa có tiếng ở phường Thác Mơ, thị xã Phước Long cho biết, từ đầu mùa đến nay, cơ sở của ông đã bán hơn 40 ngàn cây sưa giống, tăng gấp đôi so với cùng thời điểm của năm ngoái.

Theo ông Cảnh, hiện nhu cầu người dân vẫn rất cao, giá cây sưa con (giao tại trại giống) dao động 8.000 - 10.000đ/cây (nếu mua với số lượng từ vài ngàn cây trở lên). Cây sưa đỏ và sưa trắng, tuy cùng họ nhưng giá trị kinh tế chênh lệch nhau rất lớn.

Vườn cây sưa của cơ sở ông Cảnh được ươm từ hạt cây sưa trồng ở Hà Nội. “Các anh cũng chỉ cần biết thế thôi, chứ còn từ cây sưa cụ thế nào thì chúng tôi không nói được, tế nhị lắm!”, ông Cảnh nói.

Để chứng minh cây sưa của cơ sở mình có giá trị, ông Cảnh đốt hạt cây này cho xem và hùng hồn nói: “Nếu đốt lên có mùi thối (vì thế cây sưa đỏ còn được gọi là trắc thối) thì đích thị là hạt sưa đỏ!”.

Không chỉ các chủ vựa cây giống ăn nên làm ra nhờ cây sưa giống mà hiện nay trên địa bàn tỉnh bắt đầu xuất hiện những nhóm người bán giống dạo. Một nhóm gồm khoảng 4-5 người, chia nhau chạy khắp các huyện từ sáng đến tối.

Nhờ leo theo cơn sốt nên mỗi ngày họ bán được khoảng 200-300 cây sưa giống với giá rẻ hơn các cơ sở có địa chỉ rõ ràng.

Coi chừng ngậm trái đắng

Những gốc sưa bạc tỷ đang khiến những người nông dân chân lắm tay bùn, hàng ngày chỉ quanh quẩn với mấy nọc tiêu, cây điều bắt đầu nuôi giấc mộng làm giàu.

Người có tiền thì sẵn sàng chặt bỏ cao su, điều để trồng mới cây sưa, còn người ít vốn thì trồng xen trong vườn tiêu. Họ hoan hỉ với cơ hội làm giàu chỉ sau vài năm nữa mà không hề nghĩ ngợi đến những hệ luỵ đang rình rập đâu đó.

Còn nhớ câu chuyện về cây dó bầu hay cây hông (cây polyme) đã không ít người ngậm trái đắng cách đây chỉ chưa đầy 2 năm. Những cơn sốt như thế chưa kịp đem đến cho người dân sự đổi đời đã vội hạ nhiệt.

Khi những cây dó bầu, cây hông bắt đầu đến kỳ thu hoạch thì thương lái bỗng quay lưng. Nông dân trong tỉnh quặn lòng nhìn những vườn cây xanh mướt đang chết dần vì không xuất được. Giá rớt thê thảm khiến nhiều gia đình bỗng chốc thành con nợ. Đây là bài học cho nông dân trong việc phát triển sản xuất theo phong trào với mong muốn đổi đời như một giấc mơ.

Trước việc người dân ồ ạt trồng sưa, ông Nguyễn Minh Chiến - Quyền Chi cục trưởng Chi cục Lâm nghiệp (Sở NN-PTNT Bình Phước) khuyến cáo: “Hiện nay chưa có đơn vị nào đánh giá được giá trị thực của cây này. Đây là loại cây trồng lâu năm mới cho thu hoạch, vì vậy khi trồng thì nông dân phải trồng xen các cây ngắn ngày, không nên vội vàng phá bỏ các cây trồng khác mà mất đi nguồn thu nhập”.


Có thể bạn quan tâm

Làm giàu từ cây chanh leo Làm giàu từ cây chanh leo

Vài năm trở lại đây, hiệu quả kinh tế từ cây chanh leo ở xã Kdang (huyện Đak Đoa) và xã Đak Djrăng (huyện Mang Yang) đã thực sự khiến cho người dân ngỡ ngàng.

29/05/2015
Vị ngọt trái cây đầu mùa Vị ngọt trái cây đầu mùa

Nhiều loại trái cây đã bắt đầu vào mùa thu hoạch, điều khiến nhà vườn phấn khởi hơn là đến thời điểm này, giá cả vẫn còn khá cao.

29/05/2015
Thủy lợi hóa đất màu bằng hệ thống ống kín Thủy lợi hóa đất màu bằng hệ thống ống kín

Công trình thủy lợi hóa đất màu bằng hệ thống ống tưới kín có tổng kinh phí hơn 7,1 tỷ đồng, được triển khai tại xã Tam Ngọc (TP.Tam Kỳ). Sau gần 2 năm thi công, đến nay đã bắt đầu đi vào hoạt động đã giải quyết bài toán thiếu nước dai dẳng của hàng trăm hộ dân địa phương.

29/05/2015
Không có kênh, 17ha đất sản xuất có nguy cơ bỏ hoang Không có kênh, 17ha đất sản xuất có nguy cơ bỏ hoang

Không có nước tưới, 17ha mía xứ đồng Bờ An Cây Dừng, thôn Phước Đức, xã Đức Phú (Mộ Đức) năng suất chỉ đạt 2 tấn/sào. Với giá mía hiện nay, người trồng mía nơi đây không tránh khỏi thua lỗ. Chuyển đổi giống cây trồng là phương án đã được tính đến, nhưng trồng cây gì khi nơi đây chỉ có thể trông chờ vào nước trời. Đó là bài toán khó đối với 110 hộ dân chỉ biết sống nhờ vào đồng ruộng.

29/05/2015
Phát triển cây cao su ở huyện Cam Lộ Phát triển cây cao su ở huyện Cam Lộ

Trong những năm qua, thực hiện Nghị quyết 08 - NQ/HU ngày 17/7/2008 của Huyện ủy Cam Lộ (Quảng Trị) về đẩy mạnh phát triển cây cao su giai đoạn 2008 - 2010; Kết luận số 28 - KL/HU ngày 25/11/2011 của Ban Thường vụ Huyện ủy về nhiệm vụ, giải pháp phát triển cây cao su giai đoạn 2011 - 2015, diện tích cây cao su của địa phương đã phát triển mạnh mẽ, tạo bước chuyển biến cơ bản về cây trồng, khai thác tiềm năng đất đai hợp lý và giải quyết việc làm tại chỗ, nâng cao thu nhập cho người dân.

29/05/2015