Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cây Sơn Trên Đất Thanh Sơn

Cây Sơn Trên Đất Thanh Sơn
Ngày đăng: 30/06/2014

Từ cách đây vài chục năm, cây sơn lấy nhựa đã xuất hiện trên đất Thanh Sơn và phát triển ở một số xã như: Thạch Khoán, Sơn Hùng, Hương Cần, Văn Miếu, Võ Miếu do những người từ huyện Tam Nông di thực vào, hoặc học hỏi bà con giáp ranh.

Tuy cây sơn tỏ ra thích nghi với điều kiện tự nhiên, mang lại giá trị kinh tế song do truyền thống sản xuất chưa quen, cộng với thị trường tiêu thụ hạn chế, phải đến những năm gần đây mới dần trở thành cây công nghiệp được trồng nhiều.

Trước đây, cây sơn trồng phân tán, chủ yếu ở những hộ quen nghề, vốn là cư dân sinh sống vùng ngoài đưa vào và các hộ giáp huyện Tam Nông như Thạch Khoán, Sơn Hùng trồng, việc khai thác nhựa chủ yếu do các hộ tự chủ.

Quá trình phát triển, cây tỏ ra thích ứng và cho hiệu quả kinh tế nên mở rộng ra nhiều xã. Bây giờ hơn một nửa số xã trong huyện đã có trồng sơn lấy nhựa, nhiều vẫn là vùng Sơn Hùng, Thạch Khoán, kế đến là Hương Cần, Văn Miếu, Võ Miếu, Thượng Cửu.

Đến nay cả huyện đã có tới trên 630 ha sơn. Do điều kiện lập địa, đất đai tốt nên so với các huyện Tam Nông, Thanh Thủy cây sơn ở Thanh Sơn phát triển tốt hơn, song có nhược điểm bà con thu cắt chưa thuần thục nên năng suất và chất lượng nhựa hạn chế, năng suất bình quân chung khoảng 3,6 tạ/ha.

Quy mô phát triển chưa thành vùng lớn, vẫn tập trung theo hộ. Gia đình nào nhiều có trên, dưới 1 ha, hộ ít có 5-7 sào, năm 2013 huyện đã thu được gần 140 tấn nhựa sơn, giá bán từ 250-350 ngàn đồng/kg tùy thời điểm nên hộ trồng sơn đều có đời sống ổn định.

Sơn là cây công nghiệp dễ trồng, không quá kén đất, dễ khai thác, tiêu thụ, có điều ở những vùng chưa quen người trồng e ngại. Phụ nữ, nam giới, người trẻ, người già đều có thể trồng, trích nhựa được.

Những dải đất ven rừng, các đồi dốc không trồng rừng, đất sỏi sạn, đất bạc màu đều có thể tận dụng để trồng sơn. Chỉ lưu ý giai đoạn thu hoạch hạn chế bón phân hóa học vì dễ làm cây chết, không có nhựa. Mỗi năm hai vụ, mùa xuân và mùa thu rất thuận lợi để trồng sơn.

Đặc biệt gần đây để phục vụ cho trồng sơn nhiều hộ dân ở khu vực Cổ Tiết, Phương Thịnh, Thọ Văn... huyện Tam Nông đã gieo ươm cây giống bán cho các hộ mua về trồng, tạo cơ hội cho phát triển cây sơn. Việc chích nhựa sơn không quá khó chỉ cần hướng dẫn qua là thực hiện thành thục, có điều người lạ hay bị lở sơn, qua tiếp xúc ít lần là quen.

Cây sơn trồng sau  hai năm cho thu hoạch, với năng suất 250-350 kg/ha, giá bán 300-400 ngàn đồng/kg, một ha sơn mỗi năm có thể cho thu nhập 700 triệu đồng - 1 tỷ đồng, chi phí vật tư ít, cây sơn coi là cây công nghiệp trồng trên đất đồi trung du khá hiệu quả. Có điều thị trường tiêu thụ nội địa ít, chủ yếu vẫn phụ thuộc xuất bán sang Trung Quốc nên khi sản xuất cần liên hệ gắn với nơi tiêu thụ.


Có thể bạn quan tâm

Trồng Thanh Long Mô Hình Mới Thích Hợp Với Người Cao Tuổi Trồng Thanh Long Mô Hình Mới Thích Hợp Với Người Cao Tuổi

Thực hiện cơ cấu đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi những năm qua, nhiều nông dân trên địa bàn huyện Châu Thành (Bến Tre) đã chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang đầu tư trồng các loại cây có hiệu quả kinh tế cao. Điển hình như hộ ông Nguyễn Minh Bạch ngụ ấp Tân Phong Ngoại, xã Tân Thạch đã xây dựng thành công mô hình trồng thanh long đem lại hiệu quả kinh tế cao.

29/01/2015
Hậu Giang Nhộn Nhịp Vựa Nông Sản Hậu Giang Nhộn Nhịp Vựa Nông Sản

Không khí tết len lỏi đến vườn cây bằng tín hiệu thu hoạch thì thị trường trái cây tết cũng bắt đầu sôi động. Các loại trái cây chủ lực của chợ tết như bưởi, cam, chanh, quýt, mãng cầu... đang được nhiều vựa tất bật thu mua, có loại đang chuẩn bị thu hoạch cũng đã được đặt hàng trước vài tuần. Tại vườn, các thương lái ráo riết “săn hàng” để kịp đưa trái cây bán ra chợ tết.

29/01/2015
Nhà Vườn Núi Cấm Đón Tết Nhà Vườn Núi Cấm Đón Tết

Đối với loại cây có múi như quýt, cư dân núi Cấm (xã An Hảo, Tịnh Biên, An Giang) mang giống từ miệt Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp… về trồng rất thích hợp. Độc đáo hơn, trái cho thu hoạch vào dịp Tết, trở thành loại đặc sản quý hiếm ở An Giang.

29/01/2015
Xuất Khẩu Trái Cây Những Khó Khăn Và Hướng Tháo Gỡ Xuất Khẩu Trái Cây Những Khó Khăn Và Hướng Tháo Gỡ

Đã từ lâu rồi, vùng đất Tiền Giang được mệnh danh là “Vương quốc trái cây” của cả nước. Phù sa màu mỡ, thổ nhưỡng thích hợp đã phú cho miền đất này những vườn cây ăn trái sum sê. Tuy vậy, việc khai thác tiềm năng, lợi thế, nhất là việc xuất khẩu còn gặp nhiều khó khăn khiến cho một số loại trái cây đặc sản của tỉnh khó “xuất ngoại”.

29/01/2015
Lâm Đồng Thành Công Bước Đầu Mô Hình Thử Nghiệm Nuôi Cá Chạch Bùn Thương Phẩm Lâm Đồng Thành Công Bước Đầu Mô Hình Thử Nghiệm Nuôi Cá Chạch Bùn Thương Phẩm

Năm 2014, Trung tâm Nông nghiệp huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng đã triển khai mô hình thử nghiệm nuôi cá chạch bùn thương phẩm tại huyện Đạ Huoai nhằm đánh giá tính thích nghi, hiệu quả kinh tế để khuyến cáo nông dân nuôi trồng, phát triển kinh tế.

30/01/2015