Cây Sapô Giúp Nhiều Nông Hộ Làm Giàu Ở Châu Thành (Tiền Giang)

Châu Thành (Tiền Giang) có tổng diện tích vườn trồng cây ăn trái gần 12.000 ha, trong đó có 1.600 ha cây sapô. Trong đó, Kim Sơn là xã trồng nhiều nhất gần 600 ha. Thời gian gần đây, cây sapô "Mặc Bắc" Kim Sơn đã được Cục Sở hữu trí tuệ chứng nhận.
Anh Nguyễn Văn Hùng, Tổ phó Tổ hợp tác cây sapô cho biết, Tổ hợp tác sapô Mặc Bắc được hình thành từ cuối năm 2011, tổng số tổ viên 33 người, tham gia sản xuất 12 ha. Qua thời gian tham gia chương trình, các vườn cây sapô được chứng nhận sản xuất đạt chuẩn an toàn và quý 3/2013 sẽ thẩm định công nhận đạt tiêu chuẩn VietGap, tiến tới xây dựng nhãn hiệu hàng hóa.
Có đến ấp Hội và ấp Mỹ, xã Kim Sơn mới thấy vườn cây sapô bạt ngàn trải rộng, vườn cây nối tiếp vườn cây che phủ bóng mát trên những tuyến đường bê tông dẫn vào ấp. Nhà cửa dần thay đổi, nhà tranh, vách lá giờ đây đã nhường cho mái tole, mái ngói đỏ au, cho thấy sự sung túc của người dân nơi đây trải qua một thời cơ cực. "Ngày xưa ở đây bà con trồng lúa, do năng suất lúa thấp, giá bấp bênh, vật tư nông nghiệp tăng cao, trồng lúa không lời nên bà con chuyển đổi trồng sapô. Tuy nhiên, khi sapô cho trái thì gặp cảnh giá cả không khác gì cây lúa, giá lúc ấy dao động từ 300 - 1.000 đồng/kg, nên diện tích cây sapô bắt đầu giảm dần từ đó. Riêng đối với những người trồng có lao động nhà, ráng cầm cự đợi thời - ông Nguyễn Văn Tư một lão nông tri điền ở ấp Mỹ nhớ lại.
Anh Nguyễn Văn Hùng (Tổ phó Tổ hợp tác) bộc bạch, vườn sapô của anh đến nay đã hơn 15 tuổi, cây phát tán tốt tươi xanh mượt, cho nhiều trái. Theo anh, khoảng gần chục năm nay cây sapô có giá trở lại, có lúc cao nhất như thời điểm hiện nay, sapô hàng cơi xuất khẩu (loại 4 trái/kg) giá từ 22.000 - 25.000 đồng/kg, còn hàng sô giá không dưới 13.000 đồng/kg.
Anh Nguyễn Văn Phước, ngụ tổ 12, ấp Mỹ, anh trồng 7.000 m2 sapô, là nông dân giỏi cấp tỉnh nhiều năm liền cho rằng cây sapô cho trái quanh năm, nhưng chúng chỉ rộ từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau. Lúc rộ hái mỗi lứa trên dưới 400 kg (nửa tháng hái 1 lần), còn những tháng bình thường sản lượng thấp hơn. Bình quân thu nhập sau trừ chi phí, còn dư khoảng trên dưới 25 triệu đồng/1.000 m2/năm.
Nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế vườn, Hội Làm vườn huyện đã điều tra diện tích trồng cây sapô trên địa bàn 6 xã, gồm: Kim Sơn, Phú Phong, Bàn Long, Song Thuận, Vĩnh Kim và Đông Hòa để đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, tạo điều kiện cho nông dân sản xuất, góp phần làm giàu cho gia đình và xã hội.
Có thể bạn quan tâm

Hơn 25 năm nay, 48 hộ dân ở tổ 4, thôn Kế Xuyên 1, xã Bình Trung, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, đã thoát nghèo, nuôi con ăn học nhờ trồng rau diếp cá. Địa phương đang xây dựng thương hiệu cho loại rau này.

Nhốt gia súc, gia cầm dưới gầm sàn nhà ở là thói quen lâu đời của bà con các dân tộc vùng cao nói chung và trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, bởi xuất phát từ việc muốn bảo vệ gia súc khỏi bị thú dữ ăn thịt, cũng như để tiện quản lý, chăm sóc vật nuôi.

Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội vừa tổ chức ra mắt chuỗi liên kết chăn nuôi và khai trương 5 cửa hàng tiêu thụ thực phẩm an toàn (sản phẩm của Cty CP Cộng đồng Green Food Hà Nội).

Ông Nguyễn Thanh Sơn, nhà vườn trồng xoài ở thị trấn Chợ Lách, huyện Chợ Lách, Bến Tre, cho biết: Chưa năm nào xoài giống Đài Loan rớt giá thê thảm như năm nay.

Cây trồng khiến bà con quan tâm lựa chọn để trồng trong mùa mưa này, chính là giống tiêu ghép cây rừng Amazon. Đây là giống tiêu có bộ rễ khoẻ, khả năng chống rầy, chống bệnh chết nhanh, chết chậm cao và đặc biệt không sợ bị úng nước.