Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cây Nopal nguồn thức ăn gia súc mùa khô hạn

Cây Nopal nguồn thức ăn gia súc mùa khô hạn
Ngày đăng: 16/04/2015

Xương rồng nopal có nguồn gốc từ Nam Mỹ, có thể sinh tồn, phát triển tốt trên những vùng đất khô cằn nhất. Đây là loại xương rồng không gai, có nhánh nhỏ, bản mỏng, màu xanh sáng, có hàm lượng dinh dưỡng trong nhánh cao. Ngoài khả năng làm thức ăn cho gia súc xương rồng Nopal còn là nguyên liệu trong các ngành thực phẩm, mỹ phẩm.

Ông Dương Đình Thế, chủ trang trại cừu ở xã Nhị Hà, huyện Thuận Nam cho biết: Trước tình hình nắng hạn nước uống, thực phẩm cho đàn gia súc thiếu trầm trọng. Hầu hết người chăn nuôi ai cũng gặp khó khăn. Năm 2009 Được sự hỗ trợ của Viện nghiên cứu và phát triển vùng gia đình ông đã trồng thử nghiệm khoảng 1 ha cây xương rồng Nopal đến nay đã mở rộng diện tích hơn 3 ha, hiện cây đang phát triển xanh tốt. Giải pháp trồng xương rồng nopal làm thực phẩm thay thế cho đàn gia súc trong mùa hạn là một giải phát hiệu quả giúp cho đàn cừu hàng nghìn con của ông phát triển và sinh sản ngoài sức tưởng tượng.

Ông Nguyễn Văn Lam, cán bộ tham gia Đề tài nghiên cứu về cây Nopal cho biết: Từ năm 2009 đến nay, Viện nghiên cứu và Phát triển Vùng đã được Bộ Khoa học Công nghệ giao nhiệm vụ nghiên cứu, đánh giá tính thích ứng và giải pháp kỹ thuật phát triển Nopal tại Ninh Thuận.

Trong quá trình khảo sát và thử nghiệm tiến hành từ năm 2009 - 2014 viện nghiên cứu và phát triển vùng đã nhập nội 13 giống cây Nopal có nguồn gốc từ Mêxico chọn tạo và đánh giá 1 giống Nopal bản địa có nguồn gốc từ Ninh Thuận, qua đó đã lựa chọn được 5 giống cây Nopal có triển vọng, trong đó có 4 giống từ Mêxico và 1 giống có nguồn gốc ở Ninh Thuận.

Những giống này có khả năng trụ vững, sinh trưởng và phát triển tốt trên vùng đất khô hạn ở tỉnh ta. Viện nghiên cứu và phát triển vùng đã khuyến cáo bà con nông dân sử dụng và xây dựng quy trình nhân giống, chuyển giao cho nông dân tiếp tục mở rộng mô hình này. Đây là giải pháp sinh học tốt nhất cho vùng đất khô hạn tại tỉnh ta.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh ta hiện có hơn 254.000 con gia súc, nhu cầu thức ăn là rất lớn. Trong khi đó thời gian hạn hán lại kéo dài làm cho đồng cỏ khô cháy, lượng thức ăn thiếu hụt. Với khả năng thích ứng qua khảo nghiệm tại tỉnh ta, cây Nopal đang mang lại hi vọng về giải pháp cây trồng mới hiệu quả cao cho những vùng đất khô hạn trên địa bàn tỉnh.


Có thể bạn quan tâm

Để Các Đề Tài Khoa Học Thực Sự Tạo “Cú Hích” Cho Phát Triển Để Các Đề Tài Khoa Học Thực Sự Tạo “Cú Hích” Cho Phát Triển

Thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ (KH&CN) là một yêu cầu vừa mang tính cấp bách và lâu dài nhằm phát huy sáng tạo, phục vụ cho công cuộc phát triển nên thời gian qua, tỉnh đã quan tâm đến hoạt động này và bước đầu đạt được những thành quả nhất định. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân mà các đề tài khoa học vẫn chưa phát huy tương xứng với tiềm lực, nguồn lực đầu tư của tỉnh.

01/08/2014
Đầu Ra Ế Ẩm, Người Trồng Nấm Lao Đao Đầu Ra Ế Ẩm, Người Trồng Nấm Lao Đao

Trước thông tin nấm không rõ nguồn gốc xuất xứ đội lốt hàng Việt ngang nhiên bày bán trên thị trường, cộng với gần đây dư luận râm ran về những vụ ngộ độc có nguyên nhân từ nấm khiến nhiều người tiêu dùng tẩy chay nấm ăn. Hiện tượng này đã đẩy người trồng nấm lâm vào cảnh điêu đứng vì nấm đến kỳ thu hoạch không có người thu mua, ế đọng, thua lỗ...

14/04/2014
Chủ Động Ứng Phó Lụt Bão Chủ Động Ứng Phó Lụt Bão

Trước khi mùa mưa bão năm nay bắt đầu, huyện Châu Thành A đã chủ động xây dựng kế hoạch sẵn sàng ứng phó kịp thời khi có thiên tai xảy ra, đảm bảo an toàn tính mạng, hạn chế thấp nhất thiệt hại về tài sản của nhân dân, cùng cơ sở vật chất nhà nước.

01/08/2014
Ngư Dân Bình Châu Trúng Đậm Tôm Hùm Con Ngư Dân Bình Châu Trúng Đậm Tôm Hùm Con

Tôm hùm con (tôm nhí) bất ngờ xuất hiện vào những ngày đầu tháng 4, nhiều ngư dân ở xã Bình Châu (Bình Sơn) trúng đậm. Nghề “hái” ra tiền này giúp nhiều người dân nơi đây có nguồn thu nhập khá cao, một ngày lặn biển có người thu được gần chục triệu đồng.

14/04/2014
Năm Đầu Tái Canh Cà Phê Ở Lâm Đồng Năm Đầu Tái Canh Cà Phê Ở Lâm Đồng

Chính thức triển khai từ tháng 5/2013 đến nay, Lâm Đồng đang dẫn đầu Tây Nguyên với hơn 1.830 hộ gia đình đã vay từ các nguồn vốn tín dụng ưu đãi để thực hiện việc tái canh, trồng mới cà phê trên tổng diện tích khoảng 8.650ha.

01/08/2014