Cây Mía Bắt Đầu Phát Triển Trên Đất Trảng Bàng (Tây Ninh)

Theo báo cáo của UBND huyện Trảng Bàng (Tây Ninh), hiện nay trên địa bàn huyện có 2 đối tác bao tiêu sản phẩm cây mía là Công ty cổ phần Bourbon Tây Ninh và Nhà máy đường Biên Hòa-Tây Ninh.
Tính từ năm 2006 đến nay, các công ty đã ký hợp đồng với 199 hộ dân tham gia sản xuất mía, với tổng diện tích hơn 1.593 ha. Trong 2 năm 2013- 2014, cây mía bắt đầu phát triển mạnh trên đất Trảng Bàng.
Riêng từ đầu năm 2014 đến nay, các công ty đã ký hợp đồng với 52 hộ tham gia sản xuất, với tổng diện tích 607 ha. Số diện tích mía tập trung chủ yếu ở các xã Đôn Thuận, Lộc Hưng, Hưng Thuận, Gia Bình, Gia Lộc, Bình Thạnh và An Tịnh.
Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế của ngành chức năng thì hiệu quả kinh tế của cây mía chưa cao, nhất là những diện tích mía tơ (năm đầu) lợi nhuận thấp (chỉ khoảng 3 triệu đồng/ha). Cũng do những vùng đất này trước bị bỏ hoang, nên dinh dưỡng trong đất kém, do đó phải chờ đến năm thứ 2, thứ 3 (mía gốc), nông dân mới có lợi nhuận từ 15 đến 20 triệu đồng/ha/năm.
Có thể bạn quan tâm

Càphê Arabica (càphê chè) của Đà Lạt (Lâm Đồng) vừa được “ông lớn” Starbucks (Mỹ) công nhận là 1 trong 7 loại càphê ngon nhất thế giới, được bày bán trong hệ thống cửa hàng của tập đoàn này trên toàn cầu.

Xuất khẩu cả chục tấn lá chanh sang châu Âu thu về hàng triệu USD. Nhiều vùng, lá chanh vốn chỉ để làm gia vị gà luộc nay thành hàng “hot”.

Ngành thủy lợi đang phải hứng chịu sức tàn phá cả “phần cứng” lẫn “phần mềm”, nhưng khi phát hiện vi phạm, các chủ thể quản lý công trình chỉ được phép lập biên bản gửi cơ quan chức năng để xử phạt.

Dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp Trung ương đã giúp lao động nữ lớn tuổi ở nông thôn giảm công việc nặng nhọc, giảm chi phí mua chất đốt trong sinh hoạt.

Ủy ban KH-CN và môi trường, Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, Liên hiệp Các hội KHKT Việt Nam và Liên minh Đất rừng vừa tổ chức hội thảo “Nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất đai tại các nông lâm trường quốc doanh”.