Cây Mía Bắt Đầu Phát Triển Trên Đất Trảng Bàng (Tây Ninh)

Theo báo cáo của UBND huyện Trảng Bàng (Tây Ninh), hiện nay trên địa bàn huyện có 2 đối tác bao tiêu sản phẩm cây mía là Công ty cổ phần Bourbon Tây Ninh và Nhà máy đường Biên Hòa-Tây Ninh.
Tính từ năm 2006 đến nay, các công ty đã ký hợp đồng với 199 hộ dân tham gia sản xuất mía, với tổng diện tích hơn 1.593 ha. Trong 2 năm 2013- 2014, cây mía bắt đầu phát triển mạnh trên đất Trảng Bàng.
Riêng từ đầu năm 2014 đến nay, các công ty đã ký hợp đồng với 52 hộ tham gia sản xuất, với tổng diện tích 607 ha. Số diện tích mía tập trung chủ yếu ở các xã Đôn Thuận, Lộc Hưng, Hưng Thuận, Gia Bình, Gia Lộc, Bình Thạnh và An Tịnh.
Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế của ngành chức năng thì hiệu quả kinh tế của cây mía chưa cao, nhất là những diện tích mía tơ (năm đầu) lợi nhuận thấp (chỉ khoảng 3 triệu đồng/ha). Cũng do những vùng đất này trước bị bỏ hoang, nên dinh dưỡng trong đất kém, do đó phải chờ đến năm thứ 2, thứ 3 (mía gốc), nông dân mới có lợi nhuận từ 15 đến 20 triệu đồng/ha/năm.
Có thể bạn quan tâm
Dọc miền Tây, hàng chục điểm bán nho được bày bán với giá siêu rẻ. Những người bán thừa nhận đây là nho Trung Quốc nhưng đề bảng nho Mỹ cho dễ bán.

Lâm Đồng xác định động cơ của hành vi trộn đất đỏ Đà Lạt vào khoai tây Trung Quốc trước khi đưa đi tiêu thụ là hành vi “gian lận thương mại”

Khối lượng nhập khẩu mặt hàng ngô trong 8 tháng năm 2015 đạt 4,14 triệu tấn, giá trị nhập khẩu đạt tới 939 triệu USD, tăng 43% về khối lượng và tăng 24,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014.

Một trong những nguyên nhân khiến giá hàng hóa giảm mạnh trong thời gian qua là lo ngại về triển vọng nhu cầu nguyên liệu liệu của Trung Quốc khi tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới này bị giảm sút.

Khi có thông tin về việc sử dụng chất cấm hay chất tăng trọng,chất tạo nạc trong chăn nuôi heo xuất hiện trên các kênh truyền thông,nhiều người tiêu dùng đã quay lưng lại với loại thịt này.