Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cây dược liệu ồ ạt chạy sang Trung Quốc

Cây dược liệu ồ ạt chạy sang Trung Quốc
Ngày đăng: 07/08/2015

Vài ba năm trở lại đây, tại các huyện miền núi Nghệ An, người dân liên tục vào rừng tìm các loại cây dược liệu như cu li, cây ba gạc, cây huyết đằng, củ ba mươi mang về bán cho các thương lái ở địa phương để xuất sang Trung Quốc. Các thương lái thu mua cây dược liệu khô từ người dân khai thác trong rừng với giá 1.500 - 30.000 đồng/kg…

Tại xã Châu Quang, H.Quỳ Hợp, các loại cây dược liệu này được thương lái thu mua, đem phơi ven đường và các bãi đất trống.

Một người làm công cho một thương lái ở đây cho biết cứ vài ba ngày, người chủ thu mua dược liệu lại chất đầy xe tải đem sang Trung Quốc bán.

Theo anh Vi Văn Hòa (ngụ H.Tương Dương), một người chuyên đi chặt cây dược liệu từ rừng về bán, cho biết trước đây, các khu rừng này có nhiều cây cu li. Dân bản khi bị đứt tay chảy máu, lấy lá đắp vào sẽ cầm máu ngay.

“Giờ thấy nhiều người đến mua, dân bản kéo nhau vào rừng chặt nên cũng hiếm rồi. Bây giờ, đi cả ngày cũng chỉ chặt được khoảng 20 kg” - anh Hòa nói.

Tiến sĩ Nguyễn Minh Khởi, Viện trưởng Viện Dược liệu, cho biết Nghệ An là tỉnh có nguồn cây thuốc phong phú vào bậc nhất nước ta. Tại đây có 25 loài cây như ba kích, đinh lăng, địa liền… hoàn toàn có cơ sở để lựa chọn đầu tư phát triển cây dược liệu. Tuy nhiên, Nghệ An có 31 loài cây thuốc thuộc diện quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng, có tên trong Sách Đỏ Việt Nam.

“Do khai thác liên tục nhiều năm, thiếu chú ý bảo vệ tái sinh, cộng với nạn phá rừng làm nương rẫy trồng cây nên nhiều loài cây thuốc quý có trữ lượng lớn bị suy giảm nghiêm trọng. Vì vậy, Nghệ An cần thiết phải xây dựng một kế hoạch lâu dài để khai thác và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên cây thuốc”,

Tiến sĩ Nguyễn Minh Khởi, Viện trưởng Viện Dược liệu, kiến nghị.

Bán rẻ, nhập đắt

Ông Trương Văn Hiền, Tổng giám đốc Tổng công ty CP Vật tư nông nghiệp Nghệ An, cho rằng nếu biết tổ chức và có giải pháp thích hợp để phát triển vùng nguyên liệu sản xuất, trồng để chế biến cây dược liệu thành sản phẩm thuốc dược liệu chữa bệnh, ngành dược sẽ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

Có một nghịch lý là 90% nguồn dược liệu ở Việt Nam phải nhập từ Trung Quốc qua con đường tiểu ngạch nhưng lâu nay các thương lái Trung Quốc lại đổ xô đến nhiều vùng rừng núi nước ta để thu gom thảo dược đem về nước.

“Người Trung Quốc mua dược liệu thô với giá rẻ nhưng sau khi chế biến, họ lại nhập lại Việt Nam với giá cắt cổ. Trong khi đó, chất lượng dược liệu mua từ Trung Quốc lại không được cam kết, đảm bảo một cách chắc chắn an toàn cho sức khoẻ người sử dụng vì chúng ta không trực tiếp kiểm tra, giám sát quá trình khai thác, sơ, chế biến” - ông Hiền nói.

Ông Trần Quốc Thành, Giám đốc Sở KH-CN Nghệ An, thừa nhận cây dược liệu chưa được quan tâm đúng mức, doanh nghiệp dược cũng chưa quan tâm phát triển lĩnh vực đông dược. Để xóa đói giảm nghèo bền vững cho các huyện miền núi Nghệ An thì việc phát triển dược liệu gắn với công nghiệp dược là một hướng đi đúng, nhằm khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên dược liệu, cung cấp thuốc cho nhu cầu chữa bệnh trong y học cổ truyền và hình thành các vùng sản xuất hàng hoá, tạo nguồn dược liệu ổn định để đưa vào sản xuất và xuất khẩu.


Có thể bạn quan tâm

1.000 Con Bò - Cú Hích Để Thoát Nghèo 1.000 Con Bò - Cú Hích Để Thoát Nghèo

Ngày 8/11, chương trình hỗ trợ 1.000 con bò cho 1.000 hộ nghèo tỉnh Lâm Đồng được Quỹ Thiện Tâm thuộc Tập đoàn VinGroup chính thức bàn giao tại huyện Đơn Dương trước chứng kiến của đại diện Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, lãnh đạo UBND tỉnh Lâm Đồng và UBND huyện Đơn Dương, Sở LĐTB&XH… Đây là cú hích đặc biệt ý nghĩa giúp 1.000 hộ nghèo sớm thoát nghèo.

11/11/2014
Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Bò Vỗ Béo Giảm Nghèo Ở Phú Tân (An Giang) Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Bò Vỗ Béo Giảm Nghèo Ở Phú Tân (An Giang)

Đề án nuôi bò vỗ béo giảm nghèo nằm trong kế hoạch giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012-2015 và kế hoạch giảm nghèo hàng năm của huyện Phú Tân. Theo hình thức hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo vay vốn không lãi suất để nuôi bò, sau 1 năm triển khai, đề án đã thu về những kết quả đáng mừng.

12/11/2014
Triển Vọng Của Mô Hình Nuôi Lợn Hương Triển Vọng Của Mô Hình Nuôi Lợn Hương

Theo Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư (KN-KN) tỉnh, lợn hương có đặc điểm gần giống với lợn Móng Cái, thân ngắn tròn, thịt chắc, lông dài, đuôi nhỏ, mõm thuôn dài, bốn chân nhỏ và chắc, giữa trán có đốm trắng, đầu và gốc lưng đuôi khoang đen đặc trưng. Lợn hương trưởng thành có trọng lượng khoảng 40kg, tối đa đạt 140kg.

12/11/2014
Mô Hình Nuôi Heo Trên Đệm Lót Sinh Học Hiệu Quả Bước Đầu Mô Hình Nuôi Heo Trên Đệm Lót Sinh Học Hiệu Quả Bước Đầu

Mô hình chăn nuôi heo thịt đảm bảo vệ sinh môi trường có sử dụng đệm lót sinh học đã được Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư (KN-KN) huyện Phú Hòa và Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp kinh doanh tổng hợp thị trấn Phú Hòa chọn 4 hộ trên địa bàn thị trấn làm thí điểm. Qua 4 tháng triển khai, đến nay, mô hình đã mang lại kết quả khả quan.

12/11/2014
Giàu Lên Từ Chăn Nuôi Đại Gia Súc Giàu Lên Từ Chăn Nuôi Đại Gia Súc

Để từng bước đưa nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã Phong Minh, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang), nhiệm kỳ 2010 - 2015 vào cuộc sống, UBND xã đã xây dựng Chương trình phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa. Sau hơn 4 năm thực hiện, Chương trình đã đạt kết quả cao, nhiều hộ giàu lên.

12/11/2014