Cây dứa vững chân trên đồng đất Thụy An

Với mức thu nhập này, cây dứa tiếp tục khẳng định vị thế cây trồng chủ lực trên đồng đất xã Thụy An.
Đầu tư ít, hiệu quả kinh tế cao
Trong tổng diện tích 200ha đất trồng dứa tại xã Thụy An, có 70ha của Công ty Dịch vụ - Sản xuất dứa Suối Hai, 130ha còn lại là của người dân thôn Yên Khoái. Nhiều gia đình nơi đây đã gắn bó với cây dứa từ gần 40 năm qua. Dứa Thụy An được trồng một năm 2 vụ là vụ Xuân (tháng 3 - 4) và vụ Thu (tháng 8 - 9). Theo kinh nghiệm sản xuất, đây là lúc thời tiết ấm áp, có mưa, thuận lợi cho cây sinh trưởng, tích lũy để ra hoa sớm và đậu quả to. Ưu điểm của dứa là loại cây trồng không kén đất, chịu được hạn. Trồng dứa không phải đầu tư chăm sóc nhiều, đặc biệt là không cần cải tạo đất ngoài việc tưới nước giữ ẩm, áp dụng kỹ thuật tỉa chồi, bón phân...
Hiện nay, trước mỗi vụ trồng dứa, người dân trong thôn thường trồng xen thêm cây sắn, vừa lấy củ để bán, vừa tận dụng lá sắn tạo độ tơi xốp cho đất trồng dứa. Chị Nguyễn Thị Hợi, ở thôn Yên Khoái cho biết, gia đình chị đã trồng dứa được hơn 10 năm. So với trước kia, cách trồng và chăm sóc dứa hiện có nhiều cải tiến để đạt hiệu quả cao hơn. Các hộ trồng dứa đều tận dụng phân gà để bón cây, nên chi phí đầu tư cho một gốc dứa chỉ từ 1.000 – 2.000 đồng, nếu chăm sóc tốt thì mỗi năm, 1ha dứa dễ dàng cho thu nhập từ 150 triệu đồng trở lên.
Cây trồng chủ lực
Dứa Thụy An có đặc điểm quả rắn chắc, mắt to, hoa bé, tỷ lệ chồi ngọn chỉ 5 - 6% trọng lượng quả. Với kinh nghiệm tích lũy trong việc chọn thời vụ, cách trồng, chăm sóc, cây dứa trồng trên đất Thụy An cho quả to, trọng lượng từ 0,7 – 1kg/quả, chất lượng thơm, ngon, ngọt, ráo nước.
Vụ dứa đầu năm 2015 này, năng suất trung bình tại các vườn dứa đạt khoảng 30.000 quả/ha. Dứa được thương lái thu mua ngay tại ruộng với giá từ 4.000 – 6.000 đồng/quả. Khẳng định được vị thế cây trồng chủ lực của các hộ nông dân xã Thụy An. Để phát triển cây dứa bền vững, mong muốn của người trồng dứa là được tư vấn về cách bảo quản sản phẩm, hỗ trợ tìm kiếm thị trường tiêu thụ ổn định... để yên tâm sản xuất.
Có thể bạn quan tâm
Mô hình 3 giảm 3 tăng (3G3T) trong sản xuất lúa giúp nông dân từng bước tiếp cận với những phương thức, kỹ thuật canh tác lúa đem hiệu quả kinh tế cao, hiện mô hình này giúp nông dân ở xã Hòa Tân, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp nâng cao thu nhập và giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong sản xuất nông nghiệp.

Do thời tiết nắng nóng kéo dài, nhiều diện tích lúa, ngô, đậu tương ở tỉnh Hà Giang bị giảm năng suất hoặc mất trắng. Nặng nhất là ở hai huyện phía tây của tỉnh là Hoàng Su Phì và Xín Mần có hàng trăm ha ngô đến kỳ cho thu hoạch người dân mới phát hiện ra bắp ngô chỉ có nõn chứ không có hạt hoặc có cũng rất ít.
Liên tục các vụ sản xuất lúa gần đây, nông dân ở xã Long Khánh A và Long Khánh B (huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp) “đau đầu” khi xuống giống xong, lúa không đâm chồi, chết cây giai đoạn mạ hoặc một số diện tích khác khi trổ chín bị rụt bông, không thu hoạch được.
Với đặc tính hạt màu vàng cam, dạng nửa đá, múp đầu, sâu cay, hạt to nặng, SSC 2095 hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu thị hiếu của nông dân.

Cây đinh lăng thường được trồng làm cảnh, lấy lá ăn sống hoặc dùng trong đông y; giá trị kinh tế không cao. Tuy nhiên, thời gian gần đây, nhiều thương lái đi mua gom cây đinh lăng với giá cao khiến loại cây này trở nên khan hiếm. Vì sao?