Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cây Đu Đủ - Cây Trồng Có Hiệu Quả Kinh Tế Cao Ở Huyện Cam Lâm

Cây Đu Đủ - Cây Trồng Có Hiệu Quả Kinh Tế Cao Ở Huyện Cam Lâm
Ngày đăng: 18/06/2013

Trong 2 năm trở lại đây, phong trào trồng cây đu đủ giống Đài Loan rất phát triển tại huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa. Toàn huyện có khoảng 10 ha trồng đu đủ, trong đó xã Cam Hiệp Nam 6 ha, Cam Hiệp Bắc 2 ha và Cam Hòa 2 ha. Đu đủ là loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao so với các cây trồng khác như mía, sắn (mỳ)… ở những chân đất cao thoát nước tốt và có điều kiện bơm tưới.

Chúng tôi có dịp đến thăm vườn đu đủ của hộ ông Trần Văn Phú ở thôn Suối Cát, xã Cam Hiệp Nam, là hộ trồng đu đủ có nhiều kinh nghiệm. Qua trao đổi, ông Phú cho biết: những năm trước ông trồng mía, giá mía bấp bênh nên hiệu quả kinh tế không cao, trừ chi phí, lãi chỉ đạt 20 - 25 triệu/ha. Từ năm 2009, ông mạnh dạn trồng cây đu đủ giống Hồng Phi 768 của Đài Loan, với diện tích 1,3 ha.

Về vốn đầu tư trồng đu đủ, ông Phú cho biết: chi phí giống, phân bón, cày bừa làm đất, công chăm sóc, xăng dầu bơm tưới… khoảng 7 - 8 triệu đồng/1.000 m2. Trong thời gian thu hoạch, định kỳ 1 lần/tháng ông bón phân cho vườn đu đủ để nuôi trái, với lượng bón 15 - 20 kg phân tổng hợp NPK 16-16-8 cho 1.000 m2 tùy theo chân đất tốt hay xấu.

Đu đủ là cây ăn quả nhanh cho thu hoạch, sau trồng 7 tháng sẽ cho thu hoạch lứa quả đầu tiên, khoảng 4-5 ngày thu một đợt quả. Thời gian từ khi trồng đến khi cây đu đủ hết khả năng cho quả là 18 tháng. Trung bình 1 cây đu đủ cho khoảng 30 - 40 kg quả, có cây cho tới 70 kg quả. Với mật độ trồng 200 - 220 cây/1.000 m2, trung bình năng suất đạt 6.000 - 8.000 kg/1.000 m2. Sau khi thu hoạch, các tư thương đến tận vườn mua quả và đưa đi tiêu thụ tại các thị trường ngoài tỉnh. Giá bán đu đủ trung bình 3.000 - 4.000 đồng/kg, trừ chi phí, thu lãi 18 - 20 triệu đồng/1.000 m2.

Hiện nay, vấn đề được nông dân quan tâm là đầu ra của sản phẩm đu đủ có ổn định hay không khi mở rộng diện tích trồng, tránh tình trạng rớt giá khi cung vượt cầu. Cây đu đủ là loại cây trồng kén đất, dễ mẫn cảm với các loại sâu bệnh nên các hộ nông dân cần chọn chân đất cho phù hợp, thực hiện phòng trị bệnh tốt và chọn thời vụ thích hợp để cây phát triển tốt, đạt hiệu quả kinh tế cao.


Có thể bạn quan tâm

Đa Dạng Hóa Chủng Loại Nấm Đa Dạng Hóa Chủng Loại Nấm

Xây dựng và phát triển mô hình trồng nấm một cách vững chắc, góp phần đa dạng về chủng loại là dự án “Ứng dụng khoa học công nghệ xây dựng mô hình sản xuất các loại nấm ăn và nấm dược liệu tại tỉnh Hậu Giang” đang hướng tới.

23/06/2013
Đưa Cá Hồi Lên Nuôi Trên Núi Cao Tây Côn Lĩnh Đưa Cá Hồi Lên Nuôi Trên Núi Cao Tây Côn Lĩnh

Người Dao đến định canh, dựng nhà lập thành bản Nà Màu ở lưng chừng núi cao trên 1.600m nằm ven sườn núi cao Tây Côn Lĩnh(cao trên 2.300m so mực nước biển) đã nhiều đời nay.

23/06/2013
Trồng Hoa Lily Bán Tết - Mô Hình Siêu Lợi Nhuận Trồng Hoa Lily Bán Tết - Mô Hình Siêu Lợi Nhuận

Chỉ với ba sào đất trồng cây hoa Lily để bán trong dịp Tết Nguyên đán, năm nay, gia đình chị Hoàng Thị Nam, ở thôn Cầu Đất, xã Phượng Sơn (Lục Ngạn – Bắc Giang) dự kiến sẽ thu về trên 300 triệu đồng…

23/06/2013
Làm Giàu Nhờ Nuôi Nhím Làm Giàu Nhờ Nuôi Nhím

Nếu như việc nuôi dế để làm thực phẩm đưa ra thị trường giúp nông dân trẻ Nguyễn Thanh Tùng (Thông Hội, huyện Củ Chi, TP. HCM) trở thành tỷ phú thì cũng tại địa phương này người cựu chiến binh Phạm Ngọc Tuân (xã Nhuận Đức) cũng đi lên từ cặp nhím giống.

23/06/2013
Thoát Nghèo Nhờ Cần Cù Chịu Khó Thoát Nghèo Nhờ Cần Cù Chịu Khó

Nhờ sự cần cù chịu khó và năng động trong cách nghĩ, cách làm, nhiều nông dân ở thành phố Cao Lãnh đã không chỉ đưa gia đình mình thoát nghèo mà còn vươn lên làm giàu chính đáng.

23/06/2013