Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cây Đinh Lăng Trên Đất Đồi Minh Tiến

Cây Đinh Lăng Trên Đất Đồi Minh Tiến
Ngày đăng: 03/10/2014

Về Minh Tiến, huyện Đoan Hùng lần này chúng tôi thấy  nhiều hộ dân treo biển thông báo bán cây đinh lăng giống. Qua tìm hiểu với chính quyền địa phương được biết, từ vài năm gần đây, nhiều hộ dân trồng cây đinh lăng đã vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng.

Là người đầu tiên đưa cây đinh lăng về trồng ở xã, ông  Trần Văn Sỹ - thôn 8 đã có gần 20 năm gắn bó với cây thuốc vẫn được coi là “sâm nội” này. Lúc đầu ông trồng xen kẽ đinh lăng với cây mạch môn với mục đích vừa tạo bóng râm cho cây mạch môn mọc thấp lại vừa tận dụng thêm diện tích cho trồng trọt.

Thấy cây đinh lăng là loại cây thuốc quý có thể tận dụng được từ lá, thân, rễ, củ làm nước uống, ngâm rượu, có tác dụng rất tốt cho sức khoẻ nên các thương lái đến thu mua củ mạch môn đã vận động ông nên đầu tư riêng vào giống cây này. Vậy là từ chỗ trồng kết hợp ông Sỹ đã dành ra vài sào đất trồng riêng đinh lăng. Cây đinh lăng phải từ năm thứ 3 trở lên mới bắt đầu cho thu hoạch và vào thời điểm đó giá thành thu mua đinh lăng cũng không cao nên ông Sỹ không có ý định mở rộng thêm diện tích.

Mãi những năm gần đây, các doanh nghiệp sản xuất, chế biến dược liệu phát triển, việc thu mua cây nguyên liệu sớm hơn, chỉ khoảng hơn một năm là có thể xuất bán, giá thành lại cao. Ngoài ra, nhiều người từ các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên, Thái Nguyên, Lào Cai, Yên Bái... đến hỏi mua cây giống nên năm 2012 ông Sỹ mở rộng diện tích ra trên 1ha vừa trồng vừa nhân giống để bán. Đến nay vườn đinh lăng của ông Sỹ đã cho thu hoạch được 2 đợt.

Đợt đầu, ông vừa bán giống, vừa bán thân, lá, rễ thu lãi gần 300 triệu đồng; đợt 2 ông thu được 550 triệu đồng. Ông Sỹ cho biết, doanh số thu từ đinh lăng của ông trong 1 năm được khoảng 800 triệu đồng, sau khi trừ chi phí lãi còn khoảng 700 triệu đồng.

Thấy đây là cây trồng có hiệu quả kinh tế cao, lại dễ trồng, hợp với đất dốc, hợp với phân bón hữu cơ, không làm đất bạc màu, kháng bệnh cao nên nhiều hộ dân ở Minh Tiến cũng học ông Sỹ trồng đinh lăng và mỗi người lại tự rút cho mình những kinh nghiệm khác nhau.

Với bà Nguyễn Thị Thiện ở thôn 7 thì kéo dài thời gian sinh trưởng của cây so với thời gian thông thường là 1,5 năm chính là bí quyết để nâng giá bán. Vừa qua, gia đình bà xuất bán được lứa đầu tiên, thân, gốc là 23 nghìn đồng/kg. Trên diện tích một sào, bà Thiện trồng được 700 gốc, mỗi gốc đạt từ 1,8 đến 2 kg, như vậy được 1,4 đến 1,5 tấn/sào. Trên diện tích 7 sào, bà Thiện vừa bán giống, vừa bán lá, cây đã thu được trên 400 triệu đồng.

Trừ chi phí, gia đình còn lãi trên 300 triệu đồng. Bà Thiện vui mừng cho biết: “Trước kia, gia đình tôi chỉ trông chờ chủ yếu vào chăn nuôi nhưng dịch bệnh, giá cả bấp bênh nên thu nhập không cao. Từ khi trồng cây đinh lăng, đầu tư vốn, giống cũng không nhiều, chăm sóc dễ, so với các loại cây trồng khác thì mang lại hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần”.

So với cây trồng như sắn, lúa hoặc các loại cây lâm nghiệp khác thì cây đinh lăng cho giá trị kinh tế hơn có thể gấp đến vài chục lần. Ông Hoàng Quang Hưng - Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: Đinh lăng là loại cây dược liệu quý, được sử dụng trong điều chế sản xuất các sản phẩm nam dược hay thực phẩm chức năng.

Nông dân sản xuất ra đến đâu, thương lái thu mua hết đến đó. Chính vì hiệu quả kinh tế cao, có thể tận thu được tất cả các bộ phận của cây nên đến nay toàn xã có khoảng 200 hộ trồng đinh lăng với diện tích 15ha. Và xã vẫn tiếp tục khuyến khích người dân mở rộng thêm diện tích. Đây là loại cây trồng có thể mở ra hướng làm giàu cho người dân.

Kết quả bước đầu từ cây đinh lăng đã báo hiệu những tín hiệu vui cho phong trào phát triển kinh tế hộ ở Minh Tiến. Loại cây dược liệu này đã góp phần tạo việc làm, nâng cao đời sống nhân dân và quan trọng hơn là thực hiện đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng hàng hoá cho địa bàn xã miền núi của huyện Đoan Hùng.


Có thể bạn quan tâm

Yếu kém nông sản Việt Yếu kém nông sản Việt

Hiệu trưởng Đại học Quốc tế khi chủ trì Hội thảo “Phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp” cho biết, ông cảm thấy sốt ruột với hàng nông sản Việt trước ngưỡng cửa hội nhập sâu nhưng việc kết nối trong sản xuất còn yếu, chất lượng nông sản chưa cao...

30/09/2015
Xuất khẩu thủy sản giảm mạnh, khó đạt 8 tỷ USD Xuất khẩu thủy sản giảm mạnh, khó đạt 8 tỷ USD

Chiều 28-9, Bộ NN-PTNT cho biết, trong tháng 9-2015, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đạt khoảng 541 triệu USD, nâng tổng giá trị xuất khẩu thủy sản 9 tháng năm 2015 đạt gần 4,7 tỷ USD, giảm 17,8% so cùng kỳ năm ngoái.

30/09/2015
Tiêu thụ nông sản nông dân, doanh nghiệp không tin nhau, thương lái được nhờ Tiêu thụ nông sản nông dân, doanh nghiệp không tin nhau, thương lái được nhờ

Nông dân bao năm cứ mải lo cho sản xuất. Doanh nghiệp muốn thu gom hàng nhưng không mua được trực tiếp của nông dân. Việc tiêu thụ nông sản vẫn lệ thuộc vào thương lái.

30/09/2015
Bấp bênh nghề nuôi cá chẽm Bấp bênh nghề nuôi cá chẽm

Những năm gần đây, do nuôi tôm thua lỗ nên người dân ven đầm Thủy Triều (xã Cam Thành Bắc, huyện Cam Lâm, Khánh Hòa) chuyển sang nuôi cá chẽm. Tuy nhiên hiện nay, giá cá đang giảm khiến người nuôi lo lắng.

30/09/2015
Năng suất lúa hè thu đạt 65 tạ/ha Năng suất lúa hè thu đạt 65 tạ/ha

Đến nay, toàn tỉnh đã cơ bản thu hoạch xong 24.547ha lúa hè thu, năng suất bình quân ước đạt 65 tạ/ha, tăng 0,3 tạ/ha so với vụ hè thu năm trước. Một số địa phương có năng suất đạt cao như TP Tuy Hòa 71 tạ/ha, huyện Phú Hòa 70 tạ/ha, Tây Hòa 68 tạ/ha

30/09/2015