Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cây Cacao Phát Triển Tốt Trên Vùng Đất Nhiễm Mặn

Cây Cacao Phát Triển Tốt Trên Vùng Đất Nhiễm Mặn
Ngày đăng: 15/05/2012

Trong những năm gần đây, phong trào trồng xen cây cacao trong vườn dừa, vườn cây ăn trái trên địa bàn huyện Bình Đại, theo dự án phát triển 10.000 ha cacao của tỉnh Bến Tre, được nhiều nông dân hưởng ứng. Ông Phạm Văn Răng, ở ấp Vinh Xương, xã Vang Quới Đông (Bình Đại - Bến Tre) đã trồng thành công cây cacao trên vùng đất phù sa nhiễm mặn cách đây 3 năm.

Năm 2009, ông Răng tìm đến cơ sở bán giống cacao ở huyện Châu Thành mua 400 cây giống về trồng xen trên 13 công đất trồng dừa. Ở mỗi khoảng trống giữa 2 gốc dừa, ông Răng xen vào 2 gốc cacao và đào mương để giữ nước cho cây.

Nhờ nắm chắc kỹ thuật trồng và chăm bón cây cacao thông qua học hỏi trên sách, báo, đài và các lớp tập huấn do ngành chức năng tổ chức, nên vườn cacao của ông Răng hiện đang phát triển rất tốt và đang bắt đầu cho trái.

Ông Răng cho biết: “Để có được vườn cacao xen dừa xanh tốt trên vùng đất phù sa nhiễm mặn như hiện nay, tôi luôn chú trọng đến khâu chăm sóc. Đặc biệt là phải đảm bảo nước ngọt đủ tưới cho cây vào những mùa nắng nóng và nhiễm mặn. Khi cacao trồng xuống được một tháng, tôi dùng phân urê kết hợp phân DAP tưới cho cây định kỳ 2 tháng một lần và tỉa cành tạo độ thoáng giúp trái phát triển tốt. Ngoài ra, cần bón phân lân 2 lần vào đầu và cuối mùa mưa để giảm độ phèn, độ mặn của đất, đồng thời dùng lá cây phủ lên gốc cacao vào mùa nắng nóng và đắp bùn lên để giữ độ ẩm cho cây”.

Do trồng trên vùng đất nhiễm mặn nên ông Răng tỉa bớt trái, mỗi cây chỉ để khoảng 5 - 7 trái, chủ yếu là để dưỡng cây. Tháng 5 năm 2012, vào đợt thu hoạch đầu tiên, mỗi tuần ông Răng hái được 30 kg trái cacao, bán với giá 4.000 đồng/kg. Thời gian qua, vườn cacao của ông Răng được xem là mô hình điểm để cho nông dân trồng cacao ở các vùng nhiễm mặn đến tham quan, học hỏi kinh nghiệm.

Có thể bạn quan tâm

Đón Năm Rắn Bằng Dự Án Rắn Đón Năm Rắn Bằng Dự Án Rắn

Ông Lý Hồng Hởi (Bảy Hởi) ở ấp Lợi Hoà (xã Thanh Mỹ, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp) được nhiều người biết đến với nghề nuôi rắn và nhiều loại động vật hoang dã, quý hiếm khác như: dúi, nhím, cua đinh… tuy nhiên, hiện nay, bầy rắn sinh sản của ông Bảy Hởi mới là những cái “máy in tiền” cho ông khi ông cho sản xuất và kinh doanh con giống rắn.

17/01/2013
5 Giống Lúa Được Khuyến Cáo Gieo Sạ Vụ Thu Đông 5 Giống Lúa Được Khuyến Cáo Gieo Sạ Vụ Thu Đông

Đó là giống OM 5451, OM 6976, OM 4900, OM 4218 và OM 7347. Các giống này ngắn ngày, chất lượng gạo đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu. Vụ Hè Thu 2013, ngành nông nghiệp Vĩnh Long tăng cường khuyến cáo nhưng diện tích lúa IR50404 vẫn chiếm tỷ lệ gần 50% diện tích xuống giống.

02/08/2013
Toàn Tỉnh Gieo Cấy Hơn 34.000 Ha Lúa Mùa Toàn Tỉnh Gieo Cấy Hơn 34.000 Ha Lúa Mùa

Đến nay, nông dân trong tỉnh gieo cấy hơn 34.000 ha lúa mùa, đạt xấp xỉ 95% diện tích kế hoạch. Các huyện có tiến độ gieo cấy nhanh: Gia Bình, Lương Tài, Tiên Du, Thuận Thành, Quế Võ...

02/08/2013
Người Nuôi Cá Tra Điêu Đứng Đổi Mới Để Sống Còn Người Nuôi Cá Tra Điêu Đứng Đổi Mới Để Sống Còn

Đến nay, cá tra VN vẫn là hàng "độc quyền" trên trường quốc tế. Về nguyên tắc, đáng lẽ hàng độc quyền phải được bán với giá cao và có quyền quyết định về giá. Song, thực tế giá cá tra XK ngày càng giảm, khiến người nuôi thua lỗ

02/08/2013
Lúa Đông Xuân Nhiễm Rầy Nâu Nặng Ở Hồng Ngự (Đồng Tháp) Lúa Đông Xuân Nhiễm Rầy Nâu Nặng Ở Hồng Ngự (Đồng Tháp)

Theo báo cáo của Trạm Bảo vệ thực vật huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp), tính đến thời điểm này có hơn 1.000 ha lúa đông xuân bị nhiễm rầy nâu, đạo ôn lá, lem lép hạt và sâu cuốn lá nhỏ. Nghiêm trọng nhất là bệnh rầy nâu với hơn 600 ha lúa bị nhiễm do mưa trái mùa, trong đó có đến 105 ha bị nhiễm nặng.

19/01/2013