Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cây Cacao Phát Triển Tốt Trên Vùng Đất Nhiễm Mặn

Cây Cacao Phát Triển Tốt Trên Vùng Đất Nhiễm Mặn
Ngày đăng: 15/05/2012

Trong những năm gần đây, phong trào trồng xen cây cacao trong vườn dừa, vườn cây ăn trái trên địa bàn huyện Bình Đại, theo dự án phát triển 10.000 ha cacao của tỉnh Bến Tre, được nhiều nông dân hưởng ứng. Ông Phạm Văn Răng, ở ấp Vinh Xương, xã Vang Quới Đông (Bình Đại - Bến Tre) đã trồng thành công cây cacao trên vùng đất phù sa nhiễm mặn cách đây 3 năm.

Năm 2009, ông Răng tìm đến cơ sở bán giống cacao ở huyện Châu Thành mua 400 cây giống về trồng xen trên 13 công đất trồng dừa. Ở mỗi khoảng trống giữa 2 gốc dừa, ông Răng xen vào 2 gốc cacao và đào mương để giữ nước cho cây.

Nhờ nắm chắc kỹ thuật trồng và chăm bón cây cacao thông qua học hỏi trên sách, báo, đài và các lớp tập huấn do ngành chức năng tổ chức, nên vườn cacao của ông Răng hiện đang phát triển rất tốt và đang bắt đầu cho trái.

Ông Răng cho biết: “Để có được vườn cacao xen dừa xanh tốt trên vùng đất phù sa nhiễm mặn như hiện nay, tôi luôn chú trọng đến khâu chăm sóc. Đặc biệt là phải đảm bảo nước ngọt đủ tưới cho cây vào những mùa nắng nóng và nhiễm mặn. Khi cacao trồng xuống được một tháng, tôi dùng phân urê kết hợp phân DAP tưới cho cây định kỳ 2 tháng một lần và tỉa cành tạo độ thoáng giúp trái phát triển tốt. Ngoài ra, cần bón phân lân 2 lần vào đầu và cuối mùa mưa để giảm độ phèn, độ mặn của đất, đồng thời dùng lá cây phủ lên gốc cacao vào mùa nắng nóng và đắp bùn lên để giữ độ ẩm cho cây”.

Do trồng trên vùng đất nhiễm mặn nên ông Răng tỉa bớt trái, mỗi cây chỉ để khoảng 5 - 7 trái, chủ yếu là để dưỡng cây. Tháng 5 năm 2012, vào đợt thu hoạch đầu tiên, mỗi tuần ông Răng hái được 30 kg trái cacao, bán với giá 4.000 đồng/kg. Thời gian qua, vườn cacao của ông Răng được xem là mô hình điểm để cho nông dân trồng cacao ở các vùng nhiễm mặn đến tham quan, học hỏi kinh nghiệm.

Có thể bạn quan tâm

Đối phó dịch lở mồm long móng Đối phó dịch lở mồm long móng

Thời gian gần đây, dịch lở mồm long móng (LMLM) tái bùng phát tại một số nơi trên địa bàn tỉnh khiến nhiều đàn gia súc bị nhiễm bệnh. Để ngăn chặn nguy cơ dịch lây lan, ngành chuyên môn cùng chính quyền các địa phương đang nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp đối phó.

25/06/2015
Ngư dân kêu cứu Ngư dân kêu cứu

Hơn 2 tháng nay, ngư dân Trần Đậu (thôn Trà Đông, xã Duy Vinh, Duy Xuyên) phải gõ cửa các cấp, các ngành tìm kiếm sự trợ giúp khi lưới đang sản xuất trên biển bị cắt mất 87 tấm, thiệt hại ước tính hơn 250 triệu đồng.

25/06/2015
Nhiều dịch bệnh xảy ra trên động vật nuôi ở Núi Thành Nhiều dịch bệnh xảy ra trên động vật nuôi ở Núi Thành

Ngày 24.6, ông Đặng Văn Tiến – Phó Trạm trưởng Trạm Thú y huyện Núi Thành cho biết, tại thôn Hòa An (xã Tam Giang) xảy ra dịch bệnh trên đàn trâu, bò làm 9 con bò mắc bệnh. Trạm Thú y huyện đã cử cán bộ kỹ thuật xuống kiểm tra thực tế tại cơ sở và tổ chức điều trị cho đàn gia súc.

25/06/2015
Làng nghề chế biến cá khô gặp khó Làng nghề chế biến cá khô gặp khó

Hằng năm, ở vùng biển gần bờ của Quảng Ngãi tháng giêng, hai thường trúng đậm cá cơm và vào thời điểm này trúng đậm cá nục. Các làng nghề chế biến cá nục, cá cơm khô hoạt động hết công suất. Vậy mà năm nay, làng nghề vắng hoe, buồn tẻ vì cá nục, cá cơm chẳng thấy vào bờ.

25/06/2015
Người chăn nuôi gồng mình gánh lỗ Người chăn nuôi gồng mình gánh lỗ

Giá bán heo các loại rớt thảm hại, trong khi giá thức ăn thì lại tăng vọt khiến việc chăn nuôi nông hộ cũng như gia trại, trang trại đang gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí nhiều người còn lâm vào cảnh thua lỗ, nợ nần…

25/06/2015