Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cây Cacao Phát Triển Tốt Trên Vùng Đất Nhiễm Mặn

Cây Cacao Phát Triển Tốt Trên Vùng Đất Nhiễm Mặn
Ngày đăng: 15/05/2012

Trong những năm gần đây, phong trào trồng xen cây cacao trong vườn dừa, vườn cây ăn trái trên địa bàn huyện Bình Đại, theo dự án phát triển 10.000 ha cacao của tỉnh Bến Tre, được nhiều nông dân hưởng ứng. Ông Phạm Văn Răng, ở ấp Vinh Xương, xã Vang Quới Đông (Bình Đại - Bến Tre) đã trồng thành công cây cacao trên vùng đất phù sa nhiễm mặn cách đây 3 năm.

Năm 2009, ông Răng tìm đến cơ sở bán giống cacao ở huyện Châu Thành mua 400 cây giống về trồng xen trên 13 công đất trồng dừa. Ở mỗi khoảng trống giữa 2 gốc dừa, ông Răng xen vào 2 gốc cacao và đào mương để giữ nước cho cây.

Nhờ nắm chắc kỹ thuật trồng và chăm bón cây cacao thông qua học hỏi trên sách, báo, đài và các lớp tập huấn do ngành chức năng tổ chức, nên vườn cacao của ông Răng hiện đang phát triển rất tốt và đang bắt đầu cho trái.

Ông Răng cho biết: “Để có được vườn cacao xen dừa xanh tốt trên vùng đất phù sa nhiễm mặn như hiện nay, tôi luôn chú trọng đến khâu chăm sóc. Đặc biệt là phải đảm bảo nước ngọt đủ tưới cho cây vào những mùa nắng nóng và nhiễm mặn. Khi cacao trồng xuống được một tháng, tôi dùng phân urê kết hợp phân DAP tưới cho cây định kỳ 2 tháng một lần và tỉa cành tạo độ thoáng giúp trái phát triển tốt. Ngoài ra, cần bón phân lân 2 lần vào đầu và cuối mùa mưa để giảm độ phèn, độ mặn của đất, đồng thời dùng lá cây phủ lên gốc cacao vào mùa nắng nóng và đắp bùn lên để giữ độ ẩm cho cây”.

Do trồng trên vùng đất nhiễm mặn nên ông Răng tỉa bớt trái, mỗi cây chỉ để khoảng 5 - 7 trái, chủ yếu là để dưỡng cây. Tháng 5 năm 2012, vào đợt thu hoạch đầu tiên, mỗi tuần ông Răng hái được 30 kg trái cacao, bán với giá 4.000 đồng/kg. Thời gian qua, vườn cacao của ông Răng được xem là mô hình điểm để cho nông dân trồng cacao ở các vùng nhiễm mặn đến tham quan, học hỏi kinh nghiệm.

Có thể bạn quan tâm

Bình Thuận nuôi cá mú lồng bè ở Phú Quý gặp khó Bình Thuận nuôi cá mú lồng bè ở Phú Quý gặp khó

Trước đây, mô hình nuôi cá mú lồng bè là một hướng đi mang lại hiệu quả khá cao giúp nhiều người dân Phú Quý (Bình Thuận) vươn lên làm giàu. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây do nhiều nguyên nhân, mô hình này đã không còn thuận lợi, việc nuôi của người dân trở nên khó khăn khiến số lồng bè ngày một bị thu hẹp. Thậm chí nhiều hộ đã phải bỏ bè, chuyển nghề.

22/04/2015
Trở lại bám biển Trở lại bám biển

Sau một thời gian “lãng quên” biển, ngư dân Phong Hải (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) đã đầu tư phương tiện, cải tiến bổ sung ngư lưới cụ, chuyển đổi nghề khai thác phù hợp với ngư trường, trở lại với nghề truyền thống của mình… Thu nhập ổn định

22/04/2015
Cây tếch trên rừng Khộp Cây tếch trên rừng Khộp

Với giá trị kinh tế cao, dễ trồng được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng, cây tếch được Cty TNHH MTV Lâm nghiệp Ea Wy, huyện EaH’Leo, tỉnh Đắk Lắk trồng trên diện tích rừng khộp nghèo kiệt.

22/04/2015
Quảng Nam hợp tác với Hàn Quốc phát triển sâm Ngọc Linh Quảng Nam hợp tác với Hàn Quốc phát triển sâm Ngọc Linh

Ngày 21/4, UBND huyện Nam Trà My, Quảng Nam đã phối hợp với quận Hamyang, tỉnh Gyeongsangnam, Hàn Quốc ký kết biên bản ghi nhớ về thiết lập quan hệ hợp tác giữa 2 địa phương.

22/04/2015
Lý Sơn trúng đậm mực núc Lý Sơn trúng đậm mực núc

Những ngày qua, hàng chục tàu cá hành nghề vây rút chí của ngư dân đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) sau mỗi đêm thả lưới ven đảo, mỗi tàu khai thác được hàng tạ mực núc, thu về vài chục triệu đồng.

22/04/2015