Cây Ca Cao Phát Triển Tốt Trên Vùng Đất Thuận Hòa

Cách đây hơn 6 năm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) tỉnh đã chọn mảnh đất của hộ gia đình bà Nguyễn Thị Thu làm mô hình thí điểm trồng cây ca cao xen ghép vào vườn điều tại thôn Gia Le - xã Thuận Hòa, Hàm Thuận Bắc.
Đến nay, vườn ca cao của hộ gia đình bà Thu đã thu hoạch trái được hơn 2 năm. Mỗi năm được hai mùa trái, với diện tích là 1,5 ha, trồng được 1.400 cây ca cao, sản lượng hạt ca cao khô đạt rất cao trung bình mỗi vụ đều đạt khoảng gần 1,3 tấn/vụ, giá ca cao khô hiện tại là 58 ngàn đồng/kg. Trừ chi phí gia đình bà lãi được khoảng 120 triệu đồng/năm.
Cây ca cao chỉ khó chăm sóc khi mới trồng, đòi hỏi phải được che mát, nên trồng xen dưới tán điều là điều kiện thuận lợi, hạn chế gió, ánh sáng đến lúc cây được một năm tuổi thì công chăm sóc không cần nhiều. Lúc cây cho trái chỉ cần bón đầy đủ phân theo hướng dẫn của Sở NN - PTNT và đảm bảo nước tưới là cây phát triển tốt, nên không tốn nhiều chi phí chăm sóc. Ca cao dần thay thế những vườn điều già cỗi, kém năng suất. Bệnh thường gặp trên cây ca cao là bệnh thán thư, ít có các loại bệnh khác.
Mô hình thí điểm này, được Sở NN - PTNT đầu tư 100% vốn. Đây là loại cây đem lại hiệu quả kinh tế cao, dễ chăm sóc, phù hợp với người lao động lớn tuổi. Vì vậy, cây ca cao cần được nhân rộng trên địa bàn xã Thuận Hòa, thành vùng chuyên canh, đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho nông dân, thay đổi diện mạo vùng đất khô cằn, sỏi đá, góp phần xây dựng nông thôn mới.
Có thể bạn quan tâm

Sau khi NNVN đăng bài “Ứng xử ra sao với vacxin cúm gia cầm” của TS Bùi Quang Anh – nguyên Cục trưởng Thú y, nhiều lãnh đạo, chuyên gia trong ngành Thú y – chăn nuôi đã tiếp tục có ý kiến bày tỏ quan điểm về việc cần “ứng xử” và sử dụng vacxin như thế nào trong hoàn cảnh hiện nay.

Nhiều người dân ở xã Hiếu, huyện Kon Plông (Kon Tum) đang quên thời gian, ăn ngủ cùng với những con cá tầm quý giá. Theo giá thị trường hiện nay, mỗi ký trứng cá tầm giá trên dưới 30 triệu đồng. Và với môi trường thiên nhiên thích hợp, Kon Plông là một trong rất ít nơi ở Việt Nam nuôi được cá tầm thương phẩm

Hiện nay trên trà lúa vụ Hè thu 2011 đang giai đoạn đòng- trổ bông đang bị rầy nâu- rầy lưng trắng, bệnh chết cây lúa phát sinh gây hại. Theo tổng hợp của Chi cục BVTV tỉnh Quảng Ngãi, diện tích nhiễm rầy cả tỉnh đến nay là 763 ha, mật độ trung bình 750- 1500 con/m2, cục bộ nơi cao 3000- 5000 con/m2, rầy đang tuổi 2-3

Ngày 13-8, ông Võ Đăng Ký, Trưởng phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu cho biết, qua lấy mẫu xét nghiệm, kết luận nguyên nhân cá bống tượng chết trong thời gian qua là do bị ghẻ gây lở loét trên thân và sưng gan

Từ tháng 7 đến nay, tại bãi biển Hiệp Thạnh, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh, nghêu con (nghêu cám) xuất hiện khá nhiều. Chị Phạm Thị Bích Hoa, Tổ trưởng Tổ hợp tác nuôi nghêu Hiệp Thạnh cho biết, chỉ mới 1 tháng tập trung khai thác nguồn nghêu con này, tổ hợp tác nuôi nghêu đã thu hoạch trên 80 kg, bán được 180 triệu đồng