Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cây Ca Cao Ở Tân Phú Đồng Nai

Cây Ca Cao Ở Tân Phú Đồng Nai
Ngày đăng: 29/05/2012

Mô hình trồng ca cao dưới tán cây điều và sầu riêng không chỉ mang lại nguồn thu nhập cho người nông dân ở huyện Tân Phú (Đồng Nai) mà còn là giải pháp để giữ ổn định diện tích điều và sầu riêng.

Trên diện tích gần 2,5 hécta, anh Phạm Văn Thanh ở ấp Đa Tôn, xã Thanh Sơn đã trồng cây ca cao xen giữa vườn điều và sầu riêng, mỗi năm cho thu nhập hàng trăm triệu đồng. Anh Thanh cho biết, trồng xen ca cao mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với trồng độc canh cây điều hay cây sầu riêng.

Với 1.400 cây ca cao trồng xen, theo tính toán của anh Thanh, nếu trung bình 1 kg ca cao khô được mua với giá khoảng 60 - 65 ngàn đồng, chỉ tính riêng mỗi năm đã cho anh khoản thu nhập gần 600 triệu đồng. Trồng xen là cách làm vừa tiết kiệm được diện tích đất canh tác vừa góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng đa dạng hóa. Đặc biệt, trồng cây ca cao chi phí đầu tư không lớn lại dễ chăm sóc, nông dân nào cũng có thể làm được. Anh Thanh cho biết: “Một cây ca cao mỗi năm đạt năng suất khoảng 80 - 100 kg, thu nhập hơn hẳn với cây sầu riêng và cây điều. Đã vậy, tuần nào ca cao cũng có thu hoạch”.

Để hỗ trợ nông dân trồng cây ca cao đạt hiệu quả, Trạm Bảo vệ thực vật Tân Phú - Định Quán đã xây dựng một số mô hình điểm trồng xen ca cao trong vườn điều, sầu riêng cho bà con đến tham quan, học tập. Ông Nguyễn Thế Thượng, Chủ nhiệm CLB cây ca cao xã Phú Thịnh, cho biết: “Thời gian gần đây được Công ty Trọng Đức hỗ trợ cây giống và chuyển giao kỹ thuật nên một số nông dân đã tham gia phát triển loại cây này. CLB chúng tôi hiện có khoảng 30 hộ tham gia, vườn ít nhất cũng từ 200 gốc ca cao trở lên, còn vườn nhiều nhất lên đến 600 - 700 gốc”.

Thực tế, mô hình trồng ca cao xen cây điều, sầu riêng vừa tận dụng được đất trống, lại tránh được tình trạng người dân không chạy theo cây “thời thượng” dẫn đến cái vòng lẩn quẩn “trồng - chặt”. Tuy nhiên, để mở rộng diện tích cây ca cao, nâng cao chất lượng và đầu ra ổn định thì địa phương cần có quy hoạch cụ thể, định hướng cho nông dân sản xuất nhằm tránh hiện tượng phát triển tràn lan, tự phát.

Có thể bạn quan tâm

Mặn Tấn Công Ruộng Đồng Mặn Tấn Công Ruộng Đồng

Mặc dù chưa đến mùa hạn nhưng trên nhiều con sông phía Bắc tỉnh Quảng Nam nước mặn xâm nhập với nồng độ cao khiến nhiều trạm bơm treo máy. Để cứu gần 3.000 ha lúa, hoa màu cần sớm đắp đập ngăn sông Vĩnh Điện giữ ngọt, ngăn mặn đảm bảo năng suất lúa ĐX.

01/03/2014
Tăng Cường Ngăn Chặn Ốc Bươu Vàng Tăng Cường Ngăn Chặn Ốc Bươu Vàng

Khi mật độ ốc cao (5 - 7 con/m2), ốc nhỏ không thể bắt bằng tay, nên giữ mực nước 2 - 3 cm và sử dụng một số loại thuốc để trị như Bayluscide 250 EC, Bolis 6GB Clodan super 700WP, Oxdie 700WP, VT-Dax 700WP, Pazol 700WP...

01/03/2014
Đeo Đuổi Cam Chanh Đeo Đuổi Cam Chanh

Cây cam Chanh được di nhập vào đất Ninh Giang (Hải Dương) từ lâu đời và được nhân dân thuần hoá, lưu giữ thành đặc sản của xứ Đông. Tuy nhiên giống cam quý này đang thoái hóa, diện tích trồng rất hạn chế. Giải pháp phục tráng liệu có bảo tồn, phát triển được vườn cam Chanh?

01/03/2014
Lụi Tàn Quýt Tiến Vua Lụi Tàn Quýt Tiến Vua

Được hưởng đặc ân phù sa bồi đắp cho biền bãi của dòng sông Bồ, một thời quýt Hương Cần (thị xã Hương Trà, tỉnh TT-Huế) là thứ đặc sản dùng để tiến vua. Trái quýt cũng mang lại đời sống ấm no cho thôn Giáp Kiềng. Qua thời gian, giống quýt quý lụi tàn dần, số hộ bám trụ với cây cũng chẳng còn được mấy người…

01/03/2014
Thu Nhập Ổn Định Nhờnuôi Thỏ Thu Nhập Ổn Định Nhờnuôi Thỏ

Thuộc nhóm những mô hình phát triển kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá có hiệu quả cao trên địa bàn xã Bảo Nhai (huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai), mô hình chăn nuôi thỏ sinh sản của gia đình anh Phạm Lê Binh, thôn Khởi Xá Ngoài là một trong những điển hình trong cách tư duy, cách làm mới, được cấp ủy chính quyền địa phương đánh giá cao.

01/03/2014