Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cây Ca Cao Ở Tân Phú Đồng Nai

Cây Ca Cao Ở Tân Phú Đồng Nai
Ngày đăng: 29/05/2012

Mô hình trồng ca cao dưới tán cây điều và sầu riêng không chỉ mang lại nguồn thu nhập cho người nông dân ở huyện Tân Phú (Đồng Nai) mà còn là giải pháp để giữ ổn định diện tích điều và sầu riêng.

Trên diện tích gần 2,5 hécta, anh Phạm Văn Thanh ở ấp Đa Tôn, xã Thanh Sơn đã trồng cây ca cao xen giữa vườn điều và sầu riêng, mỗi năm cho thu nhập hàng trăm triệu đồng. Anh Thanh cho biết, trồng xen ca cao mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với trồng độc canh cây điều hay cây sầu riêng.

Với 1.400 cây ca cao trồng xen, theo tính toán của anh Thanh, nếu trung bình 1 kg ca cao khô được mua với giá khoảng 60 - 65 ngàn đồng, chỉ tính riêng mỗi năm đã cho anh khoản thu nhập gần 600 triệu đồng. Trồng xen là cách làm vừa tiết kiệm được diện tích đất canh tác vừa góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng đa dạng hóa. Đặc biệt, trồng cây ca cao chi phí đầu tư không lớn lại dễ chăm sóc, nông dân nào cũng có thể làm được. Anh Thanh cho biết: “Một cây ca cao mỗi năm đạt năng suất khoảng 80 - 100 kg, thu nhập hơn hẳn với cây sầu riêng và cây điều. Đã vậy, tuần nào ca cao cũng có thu hoạch”.

Để hỗ trợ nông dân trồng cây ca cao đạt hiệu quả, Trạm Bảo vệ thực vật Tân Phú - Định Quán đã xây dựng một số mô hình điểm trồng xen ca cao trong vườn điều, sầu riêng cho bà con đến tham quan, học tập. Ông Nguyễn Thế Thượng, Chủ nhiệm CLB cây ca cao xã Phú Thịnh, cho biết: “Thời gian gần đây được Công ty Trọng Đức hỗ trợ cây giống và chuyển giao kỹ thuật nên một số nông dân đã tham gia phát triển loại cây này. CLB chúng tôi hiện có khoảng 30 hộ tham gia, vườn ít nhất cũng từ 200 gốc ca cao trở lên, còn vườn nhiều nhất lên đến 600 - 700 gốc”.

Thực tế, mô hình trồng ca cao xen cây điều, sầu riêng vừa tận dụng được đất trống, lại tránh được tình trạng người dân không chạy theo cây “thời thượng” dẫn đến cái vòng lẩn quẩn “trồng - chặt”. Tuy nhiên, để mở rộng diện tích cây ca cao, nâng cao chất lượng và đầu ra ổn định thì địa phương cần có quy hoạch cụ thể, định hướng cho nông dân sản xuất nhằm tránh hiện tượng phát triển tràn lan, tự phát.

Có thể bạn quan tâm

Mô Hình Tôm – Muối Ở HTX Thanh Phong Mô Hình Tôm – Muối Ở HTX Thanh Phong

Đưa chúng tôi đến tận chân đê bao, ông Nguyễn Văn Khâm - Chủ tịch HTX Thanh Phong (xã Tân Thuận, huyện Hàm Thuận Nam - Bình Thuận) tỏ vẻ phấn khởi khi nói về mô hình muối - tôm

21/06/2012
Quý Hiếm Như Cá Lăng Chấm Quý Hiếm Như Cá Lăng Chấm

Cá lăng chấm (Hemibagrus guttatus) là loài cá quý hiếm hoang dã sống trên hệ thống sông Hồng. Thịt cá mềm, thơm ngon, ít xương dăm, giàu chất dinh dưỡng, được liệt vào hàng đặc sản. Cá lăng chấm sống ở những vùng nước sạch, có dòng chảy nhẹ. Hiện nay, cá lăng chấm bị khai thác rất mạnh đến mức cạn kiệt

06/09/2011
Cải Tạo Đất Bằng Cây Lạc Dại Cải Tạo Đất Bằng Cây Lạc Dại

Theo Viện trưởng Lê Quốc Doanh thì lạc dại (Arachis pintoi) là cây họ đậu thuộc loại thân bò, sinh trưởng vô hạn, hoa có màu vàng tươi, hạt nhỏ (8-12mm x 4-6mm), màu nâu nhạt, rễ có nhiều nốt sần có khả năng cố định đạm từ nitơ khí trời rất tốt. Lạc dại dễ trồng, sinh trưởng, phát triển nhanh, có thể thích ứng với nhiều loại đất từ đất xấu bạc màu, nghèo dinh dưỡng, đất đồi núi dốc đến đất cát, đất chua mặn ven biển.

15/07/2012
Gramoxone Giúp Người Trồng Bắp Giữ Nghề Gramoxone Giúp Người Trồng Bắp Giữ Nghề

Thế nhưng khi về huyện Cẩm Mỹ (Đồng Nai), chúng tôi mới biết rằng "di chứng" của cơn sốt gạo ấy vẫn còn gây lo lắng cho người nông dân nơi này, nhất là với những hộ lâu nay sinh sống chủ yếu nhờ vào cây bắp.

15/07/2012
Nuôi Cá Rô Đồng Mùa Nước Nổi Nuôi Cá Rô Đồng Mùa Nước Nổi

Mùa nước nổi năm nay có rất nhiều mô hình làm giàu từ lũ được nhân rộng ở các địa phương vùng ĐBSCL như: nuôi tôm càng xanh, nuôi cá chình, lươn, cá lóc, cá bông... ở các huyện: Tân Châu (An Giang), Hồng Ngự, Tân Hồng (Đồng Tháp), Tân Hưng (Long An)...

26/09/2011