Cây bưởi ra 800 quả ở Hòa Bình

Ở cái tuổi xưa nay hiếm, nhưng ông Hùng vẫn còn rất minh mẫn và khỏe mạnh.
Hàng ngày, ông vẫn ra vườn để bẫy sâu, bón phân cho bưởi đều đặn.
Có tới hơn 800 quả trên cây nhưng quả nào cũng đẹp và to đều nhau.
Lý giải về việc bưởi có nhiều quả khác thường, ông Hùng cho biết: “Không chỉ năm nay bưởi nhiều quả, mà các năm trước như năm 2014, tôi cũng có cây bưởi ra đến hơn 700 quả đều, đẹp bán rất được giá”.
“Để trồng được bưởi ai cũng có thể trồng, nhưng để bưởi ra nhiều quả đều, đẹp thì không phải ai cũng trồng được mà còn phải có kinh nghiệm và bí quyết riêng mới có thể thành công được.
Ví như, khi trồng phải trồng kép (2 cây trong hố, các hố phải cách nhau 7m).
Đặc biệt, người trồng phải kiên trì vì bưởi này trồng sau 3 năm mới ra quả…”- ông Hùng chia sẻ.
Cây bưởi có tán rộng 6m, dài 6m…
…quả sai trĩu trịt khắp các cành…
… nhiều chùm có tới 5, 6 quả, đặc biệt có chùm lên đến 8 quả…
Thay vì dùng thuốc trừ sâu để phun, ông Hùng thường tận dụng các loại chai, lọ bỏ đi để bắt sâu, bọ cho cây bưởi.
Ông Hùng dùng các cây tre, gỗ để chằng, chống đỡ các cành bưởi sai quả.
Nhìn qua, cây bưởi có quả nhiều hơn lá.
“Hiện, bưởi chưa đến tuổi thu hoạch, nhưng đã có nhiều khách hàng quen vào đặt 40.000 đồng/quả nhưng tôi chưa dám nhận lời bán” – ông Hùng chia sẻ.
Dưới các tán bưởi, ông Hùng thả thêm gà, ngan để cải thiện bữa ăn gia đình.
Bên cạnh nhưng cây bưởi sai trĩu quả là các trụ thanh long cho trái chín đỏ rực rất đẹp mắt.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 16-9-2014, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hậu Giang tổ chức lễ công bố và trao nhãn hiệu chứng nhận “Cá thát lát Hậu Giang” do Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ bảo hộ độc quyền cho Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng tỉnh Hậu Giang.

Nghị định 67 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản được ngư dân kỳ vọng có thêm điều kiện để đầu tư đóng mới, nâng cấp và cải hoán tàu cá vươn khơi bám biển dài ngày hiệu quả hơn. Tuy nhiên, tại tỉnh Thừa Thiên - Huế, đến nay hầu hết ngư dân vẫn còn băn khoăn trong việc tiếp cận nguồn vốn này.

Lâu nay, ngư dân khai thác hải sản chủ yếu dựa vào kinh nghiệm. Khi ra khơi trên những chiếc tàu vỏ sắt, vỏ composite với các trang thiết bị hiện đại, ngư dân sẽ rất lúng túng. Vì vậy, đào tạo nghề cho ngư dân là việc làm hết sức cần thiết, giúp họ thêm tự tin khi vươn khơi.

Ngày 21/10, Trung tâm Giống Nông nghiệp tỉnh Cà Mau phối hợp với huyện Năm Căn tổ chức chuyển giao kỹ thuật sản xuất tôm sú theo Vietgap cho 15 học viên đại diện cho các công ty, cơ sở và trại sản xuất giống trên địa bàn huyện.

Trong quá trình thực hiện, cần quan tâm hướng dẫn các địa phương chuẩn bị nguồn cá tra giống đảm bảo yêu cầu về chất lượng; tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân tham gia quy trình chăn nuôi cá tra đạt tiêu chuẩn VietGAP; cũng như tạo điều kiện thuận lợi để các hộ thả nuôi trong vùng quy hoạch; đăng ký sản lượng sát với tình hình thực tế…