Ấn Độ Kỳ Vọng Sản Xuất 95.000 Tấn Cao Su Niên Vụ 2014-2015

Bà Sheela Thomas, Chủ tịch Ủy ban Cao su Ấn Độ, cho biết sản lượng cao su tự nhiên của Ấn Độ ước đạt 85.000 tấn trong niên vụ 2013-2014.
Đất nước Nam Á này đang hướng tới mục tiêu sản xuất 95.000 tấn cao su tự nhiên trong niên vụ 2014-2015.
Phát biểu với các phóng viên, bà Thomas cho biết: "Chúng tôi ước tính sản lượng cao su sẽ cao hơn 90.000 tấn. Tuy nhiên, do điều kiện khí hậu và giá cao su tự nhiên thấp nên sản lượng đã đi xuống.”
Trung Quốc - nước tiêu thụ cao su tự nhiên lớn nhất thế giới, thường nhập khẩu số lượng lớn cao su trong hai tháng đầu năm. Tuy nhiên, năm nay Trung Quốc đã giảm nhập khẩu vì vậy đã dẫn đến sự sụt giảm nhu cầu toàn cầu cùng với kinh tế khó khăn đã khiến giá cao su giảm mạnh.
Trung Quốc đã nhập khẩu 27.000 tấn cao su đến tháng 1/2014 và dự kiến sẽ chạm mốc 30.000 tấn vào ngày 31/3.
Canh tác cao su cũng đang được mở rộng ở một số vùng của Karnataka, Odissha, Maharashtra và Goa. Bên cạnh đó, tại Kerala nhiều đồn điền cũng mọc lên ở hầu hết các huyện phía Bắc của Kasaragod và tỉnh Tripura có khoảng 60.000ha được đưa vào để trồng cao su.
Có thể bạn quan tâm

Nhiều nước mở cửa thị trường cho trái cây tươi của Việt Nam nhưng xuất khẩu vẫn khó do cước vận chuyển bằng đường hàng không chiếm tới 50% giá thành, khó cạnh tranh với trái cây của các nước.

Nuôi tôm thâm canh (còn gọi nuôi công nghiệp) đang phát triển mạnh tại Cà Mau. Trước lợi nhuận mô hình có thể mang lại, nhiều hộ tự ý xé rào nuôi tôm ngoài quy hoạch dẫn đến nhiều hệ lụy.

Như chúng tôi đã đưa tin, sau khi có thông tin phản ánh về việc một hộ dân ở TPHCM mua gạo về nấu cơm phát hiện có một số hiện tượng bất thường như cơm hạt chín hạt sống, cứng như nhựa, cho vào chảo rang thì hạt gạo cháy đen, bốc mùi khét... nên nghi là gạo nhựa.

Khoảng 1 tháng nay, giá vịt thịt liên tục giảm. Điều này khiến người chăn nuôi trên địa bàn TX. Gò Công và huyện Gò Công Tây (tỉnh Tiền Giang) lâm vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan” bán không được, nuôi tiếp thì càng lỗ thêm.

An toàn dịch bệnh và vấn đề thú y đang là điểm “nghẽn” khiến cho Việt Nam không xuất khẩu được thịt cho dù chúng ta có tổng đàn gia súc, gia cầm đứng thứ 2 Châu Á và nằm trong Top 10 của thế giới.