Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cây Bời Lời, Chìa Khóa Thoát Nghèo Ở Hướng Việt

Cây Bời Lời, Chìa Khóa Thoát Nghèo Ở Hướng Việt
Ngày đăng: 04/11/2014

Cuộc sống người dân xã Hướng Việt (huyện Hướng Hóa, Quảng Trị) đang đổi thay từng ngày. Hiện nay người dân dưới chân đèo Sa Mù đã khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của địa phương đưa vào thâm canh các loại cây trồng mới, trong đó hiệu quả nhất là phát triển mô hình trồng cây bời lời.

Chúng tôi đến nhà ông Hồ Văn Hoàng, thôn Xa Đưng, một trong những người tiên phong trồng cây bời lời ở xã Hướng Việt. Ông Hoàng cho biết ngày trước, cuộc sống gia đình gặp rất nhiều khó khăn, kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào nương rẫy. Sau khi được các thương lái đặt mua vỏ cây bời lời với số lượng lớn, ông Hoàng và nhiều người dân trong bản đã vào rừng khai thác vỏ cây bời lời vì đây là công việc nhẹ nhàng, nhưng lại có nguồn thu nhập khá cao so với làm nương rẫy.

Nhưng khi lượng người khai thác ngày càng nhiều thì vỏ cây bời lời càng khan hiếm, hoặc muốn khai thác được nhiều thì phải đi vào những cánh rừng già xa xôi, cách trở và nguy hiểm.

Từ đó, ông nảy ra ý định đưa cây bời lời về trồng trên nương rẫy, hoặc trong vườn gia đình để có thể khai thác lâu dài. Ngay khi có cây con giống và các hạt giống nảy mầm, các thành viên trong gia đình ông ra sức chăm sóc, với niềm tin cây bời lời sẽ mang đến cuộc sống sung túc sau này. Từ thời điểm trồng cây bời lời đến khi thu hoạch phải mất ít nhất 7 năm, nên trong khoảng thời gian cây đang phát triển, ông trồng xen thêm ngô, lạc, cây sắn...

Cuộc sống gia đình ông bắt đầu thay đổi khi gần 1 ha cây bời lời đưa vào khai thác năm 2004, thu về hàng chục triệu đồng. Từ đó, ông Hoàng tích cực chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn kỹ thuật, cung cấp cây giống cho nhiều người dân trong thôn để cùng nhau phát triển cây bời lời trên địa bàn xã Hướng Việt.

Anh Hồ Văn Vọng, Phó Chủ tịch UBND xã Hướng Việt cho biết, từ năm 2004 đến nay, chính quyền địa phương có chủ trương đẩy mạnh phát triển cây bời lời, xem đây là cây trồng chủ lực ở địa phương. Bời lời là loại cây dễ trồng, ít bị sâu bệnh, phát triển mạnh trong mọi điều kiện khí hậu, đất đai...

Cây bời lời được tận dụng từ cành đến gốc, như vỏ, lá cây làm bột nhang, làm keo, còn thân cây được dùng trong công nghiệp chế biến gỗ, đồ gia dụng...

Đến nay, toàn xã có hơn 200 ha cây bời lời, trong đó trên 50% diện tích đã cho khai thác. Theo thống kê, bình quân mỗi gia đình trồng ít nhất từ 3.000 - 4.000 cây bời lời, nhiều nhất trên 10.000 cây. Cây bời lời phát triển mạnh tạo nên sự đa dạng về cây trồng ở Hướng Việt và đem lại hiệu quả kinh tế cao ở địa phương.

Ngoài ra ở xã hiện có gần 50 mô hình kinh tế tổng hợp cho thu nhập từ 50 triệu đồng/năm trở lên. Đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, thu nhập bình quân đầu người đạt 7,5 triệu đồng/người/năm.

Ngồi trong ngôi nhà kiên cố vừa mới xây dựng với số tiền trên 100 triệu đồng của gia đình ông Hoàng, chúng tôi cảm nhận được hiệu quả kinh tế mà cây bời lời mang lại. Từ hơn 2 ha cây bời lời vừa mới được khai thác, thu về hơn 100 triệu đồng, ông Hoàng không chỉ xây dựng nhà cửa khang trang cho mình mà còn xây nhà, mua sắm phương tiện cho các con khi lập gia đình. Nhiều năm qua, đã có rất nhiều gia đình thoát nghèo bền vững và từng bước vươn lên làm giàu từ cây bời lời.

Anh Hồ Văn Nam ở thôn Xa Đưng dẫn chúng tôi đi tham quan vườn cây bời lời hơn 3 ha, có tuổi đời trên 10 năm. Bây giờ, cuộc sống gia đình anh đã thay đổi, vươn lên làm giàu với thu nhập trên 100 triệu đồng mỗi năm từ mô hình kinh tế tổng hợp, trong đó, cây bời lời là nguồn thu nhập chính.

Dừng chân trên đỉnh đèo Sa Mù, chúng tôi đã tận mắt nhìn thấy màu xanh bạt ngàn của cây bời lời. Đây là tín hiệu vui, bởi không lâu nữa trên 200 ha bời lời đưa vào khai thác thì cuộc sống người dân Hướng Việt sẽ thay đổi rõ rệt, thoát nghèo và vươn lên giàu có bền vững.


Có thể bạn quan tâm

Chất lượng cây nhãn, na vùng cải tạo được đánh giá cao Chất lượng cây nhãn, na vùng cải tạo được đánh giá cao

Sáng ngày 18/8, UBND huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Dự án “Cải tạo và phát triển vùng sản xuất hàng hóa các cây nhãn, na trên địa bàn huyện giai đoạn 2013 – 2015”.

20/08/2015
Ngư dân Phan Thiết trúng đậm cá cơm Ngư dân Phan Thiết trúng đậm cá cơm

Hiện nay, vụ cá nam 2015 đang bước vào cao điểm mùa khai thác. Những ngày qua, nhiều tàu thuyền của ngư dân Phan Thiết cập cảng với khoang thuyền đầy ắp cá cơm. Được mùa cộng với giá bán ổn định giúp cho bà con ngư dân hết sức phấn khởi.

20/08/2015
Vườn ươm sa mộc thôn Vai Lũng ươm những ước mơ thoát nghèo Vườn ươm sa mộc thôn Vai Lũng ươm những ước mơ thoát nghèo

Theo chân đồng chí Phó Chủ tịch UBND xã Tả Nhìu (Xín Mần), chúng tôi đến thăm mô hình “Vườn ươm cây sa mộc” ở thôn Vai Lũng. Sau một hồi cuốc bộ, leo đồi; trải dài trước mắt chúng tôi là một màu xanh mướt mắt với những cây giống thẳng tắp. Thật ngạc nhiên và đáng khâm phục biết bao ý chí, nghị lực vươn lên làm giàu của những người nông dân “một nắng hai sương” nơi mảnh đất miền Tây này.

20/08/2015
Bản Vẽ thoát nghèo nhờ làng nghề chế biến chè đặc sản Bản Vẽ thoát nghèo nhờ làng nghề chế biến chè đặc sản

Các anh lãnh đạo xã Nà Chì (Xín Mần) bật mí cho tôi biết: Sau hơn 1 năm thành lập Làng nghề làm chè tại thôn Bản Vẽ, cuộc sống đồng bào ở cả 6 thôn lân cận đều như đã thoát nghèo.

20/08/2015
Khi dân quyết tâm thoát nghèo Khi dân quyết tâm thoát nghèo

Bằng mô hình bền vững và quyết tâm cao, một số hộ nghèo ở xã Phú Hữu, huyện Châu Thành, đã tự giác xin ra khỏi diện hộ nghèo. Nhờ đó, việc xây dựng tiêu chí 11 (hộ nghèo) của xã thuận lợi hơn.

20/08/2015