Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cây Bơ Đẻ Ra Vàng

Cây Bơ Đẻ Ra Vàng
Ngày đăng: 28/02/2012

Chỉ với một cây bơ, mỗi năm anh Nguyễn Ngọc Đức ở thôn 7, xã Ea Tiêu (Cư Kiun, Đăk Lăk), thu về đến gần 30 triệu đồng.

Kỳ lạ hơn, cây bơ này ra hoa kết trái quanh năm và hầu như bất kỳ lúc nào cũng có thể thu được hàng chục kg quả, trong khi chủ nhân của nó chẳng phải chăm bón gì.Cây bơ kỳ lạ ở nhà anh Đức lúc nào cũng có hoa, quả non, quả chín.
"Độc nhất vô nhị"
Năm 1990, trong khu vườn mà anh Đức vừa mua lúc đó (nay là nhà ở) có hàng chục cây bơ đang đến kỳ cho quả. Thời ấy, bơ không có giá, hơn nữa mấy cây bơ trong vườn chỉ chiếm đất chứ chẳng được bao nhiêu trái, nên anh Đức đã chặt bỏ gần hết chỉ để lại một vài cây sai quả.
Trong số những cây còn lại, có một cây mãi vẫn không chịu ra trái, nhưng tươi tốt nên anh Đức giữ lại. Ba năm sau, cây bơ bắt đầu đậu được ít trái. Định chặt bỏ nhưng khi nếm, mùi vị thơm ngon đặc biệt, khác lạ của nó nên anh đã giữ lại cây bơ này.
Sau khi hết vụ, chỉ vài tháng sau nó lại trổ hoa kết trái, trong khi những cây bơ khác trong vườn vẫn chưa đến kỳ ra hoa. Rồi cứ thế, sau mỗi vụ, mật độ ra hoa của cây bơ càng dày thêm, dần dần ngày nào trên cây bơ này cũng có hoa, có trái… Đến nay, cây bơ kỳ lạ này đã ở tuổi 25, gốc to hai người ôm không xuể, tán rộng um tùm và vẫn cho gần 1 tấn quả mỗi năm.
Theo anh Đức, nó chẳng phải là cây bơ nước, cũng không thể gọi là bơ sáp. Lúc trái vừa chín tới ăn vào dẻo thơm như bơ sáp nhưng khi đã chín thì nó bở hơn nhưng lại rất béo và ngọt, vị rất khác lạ. Để chứng minh, anh Đức mang luôn cho chúng tôi 2 trái để nếm thử. Và đúng như lời anh Đức, mùi vị của loại bơ này hơn hẳn các loại bơ khác.
Chính vì sự đặc biệt của cây bơ này mà 15 năm qua, bơ của anh Đức luôn bán được giá rất cao. Đặc biệt khi ngoài thị trường không còn bơ nữa, anh Đức có thể bán được với giá gấp 2-3 lần giá chính vụ. Thấy cây bơ ngày càng cho lợi lớn, năm 2010, anh Đức quyết định ghi "nhật ký" cho nó. Đến lúc này anh mới sững sờ khi biết rằng mỗi năm cây bơ đã cho anh hàng chục triệu đồng với trên dưới 1 tấn quả.
Như năm 2011, anh Đức đã bán được hơn 10 đợt với hơn một tấn quả, thu về hơn 28 triệu đồng. Và từ đầu năm đến nay, chưa đầy 1 tháng, anh Đức đã bán được 5 đợt bơ thu về gần 15 triệu đồng. Vào thời điểm khan hàng, mỗi kg bơ có giá từ 40 - 70 nghìn đồng.Một điều đặc biệt nữa, hàng chục người dân trong xã mang hạt bơ này về ươm trồng nhưng kết quả chỉ cho ra một loại… bơ thường, chứ không giống “mẹ”.
Sẽ cho giống "bơ vàng"
Mấy năm trước, sợ giống bơ này “tuyệt chủng”, anh Đức đã thuê kỹ sư về ghép 10 cây và đã cho kết quả rất tốt, chất lượng của cây bơ ghép không khác gì cây mẹ. Biết việc này, một số công ty cây giống đã liên kết với anh Đức để ghép giống bán ra thị trường. Nhưng chẳng hiểu sao, giống họ lấy chỗ anh rất ít mà ngoài thị trường "bơ trái vụ", "bơ tứ quý" hay "bơ nghịch mùa"… lại bán tràn lan. Mà tất cả những chỗ ấy đều lấy ảnh cây bơ nhà anh để quảng cáo?
Chuyên gia Nguyễn Lân Hùng đã về thăm cây bơ của tôi và khẳng định đây là giống bơ "vàng". Vì thế, tôi sẽ lai tạo giống bài bản để giúp nông dân làm giàu.
Một số người dân còn phản ảnh với anh, mấy loại giống này chẳng khác gì những cây bơ thường. Sau khi tìm hiểu biết một số người đã lợi dụng cây bơ của mình để làm ăn bất chính, anh Đức đã lập tức ngừng ngay việc cung cấp giống cho các đối tác.
"Một năm, cây bơ của tôi chỉ có thể cho tối đa 2 vạn mầm để ghép. Thế mà tại một điểm nhân giống mà tôi biết đã bán đến hơn 4 vạn cây- anh Đức nói - "Chuyên gia Nguyễn Lân Hùng đã về thăm cây bơ của tôi và khẳng định đây là giống bơ "vàng". Vì thế, tôi sẽ lai tạo giống bài bản để giúp nông dân làm giàu".


Có thể bạn quan tâm

Triển Vọng Kinh Tế Từ Mô Hình Nuôi Gà Nhiều Cựa Triển Vọng Kinh Tế Từ Mô Hình Nuôi Gà Nhiều Cựa

Từ một huyện chỉ độc canh về cây lúa, đến nay huyện Lộc Bình (Lạng Sơn) đã có nhiều chuyển đổi tích cực đa dạng hóa về cây trồng, vật nuôi. Các mô hình như: Nuôi lợn nái Móng Cái, nuôi giun kết hợp làm VAC, nuôi trâu bò vỗ béo và trồng các loại rau màu có giá trị kinh tế cao đang ngày được nông dân mở rộng. Cùng với nhiều loại hình kinh tế phát triển nói trên, ở huyện Lộc Bình hiện nay còn có những mô hình được nhiều bà con quan tâm cần được nhân rộng đó là: Nuôi gà nhiều cựa thả vườn.

19/03/2013
Khoan Giếng Lấy Nước Ngọt Nuôi Cá Lóc, Kiếm Bạc Trăm Triệu Tại Trà Vinh Khoan Giếng Lấy Nước Ngọt Nuôi Cá Lóc, Kiếm Bạc Trăm Triệu Tại Trà Vinh

Để nuôi cá lóc, nông dân ở xã Đại An (huyện Trà Cú) không chỉ vất vả đào ao mà họ còn phải cất công khoan giếng lấy nước ngọt nuôi cá. Sau hơn 4 tháng nuôi bà con thu về bạc 100 triệu, cao gấp 50 lần so với trồng lúa.

19/03/2013
Ngậm Ngùi Vụ Tôm Trái Vụ Ngậm Ngùi Vụ Tôm Trái Vụ

Mặc dù ngành chức năng đã khuyến cáo các hộ nuôi tôm không thả nuôi tôm trái vụ để cải tạo ao đầm, nhưng người dân ở nhiều địa phương vẫn tiếp tục thả nuôi vụ mới, bất chấp rủi ro dịch bệnh do điều kiện thời tiết không thuận lợi.

22/03/2013
Bệnh Lạ Trên Tôm Hùm Ở Bình Ba Bệnh Lạ Trên Tôm Hùm Ở Bình Ba

Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Khánh Hòa cho biết, kết quả phân tích 8 mẫu tôm hùm bị bệnh lạ tại thôn Bình Ba (xã Cam Bình, TP. Cam Ranh) cho thấy, 8 mẫu đều phát hiện có trùng lông ký sinh; 7/8 mẫu nhiễm mấm Fusarium (tác nhân gây bệnh đen mang), 5/8 mẫu nhiễm vi khuẩn Vibrio (tác nhân gây hoại tử gan tụy), không phát hiện thấy vi khuẩn ký sinh nội bào Rickettsia-like (tác nhân gây bệnh sữa).

22/03/2013
Sản Xuất Cá Giống Trong Tỉnh Cung Chưa Đủ Cầu Ở Dak Lak Sản Xuất Cá Giống Trong Tỉnh Cung Chưa Đủ Cầu Ở Dak Lak

Dak Lak được đánh giá là tỉnh nuôi trồng thủy sản phát triển nhất trong khu vực Tây Nguyên, với diện tích 9 nghìn ha. Năm 2012, sản lượng thủy sản Dak Lak đạt 14.450 tấn, lượng cá bột sản xuất 970 triệu con, nhưng số con giống sản xuất tại chỗ chỉ đạt 46 triệu con, mới đáp ứng được 59% nhu cầu con giống trong tỉnh.

22/03/2013